Hà Vũ Trọng
Văn chương đồng tính trên bình diện thế giới, từ thời Cổ đại đến nay, hết sức rộng lớn, phong phú và vốn là chủ đề phức tạp. Văn chương đồng tính bao gồm sáng tác của các nhà văn đồng tính nam (gay), đồng tính nữ (lesbian), lưỡng tính (bisexual), và các sáng tác theo hướng này. Trong phạm vi ngắn gọn và có tính phác thảo của chuyên đề, chúng tôi thử đưa ra số ít gương mặt tiêu biểu như một thoáng nhìn trên dải quang phổ của chiếc cầu vồng khổng lồ này.
Như là nguồn cội
Trong thời Hy Lạp cổ đại, những quan hệ đồng tính dường như chiếm ưu thế. Aristotle nói trong tác phẩm Chính trị học rằng dân Crete đã khuyến khích sự đồng tính để kiểm soát và hạn chế về dân số của cộng đồng trên hòn đảo này. Nhiều nhà thơ Hy Lạp đã viết về tình yêu đồng tính, cũng như những triết gia và những nhà văn lẫy lừng như Plato, Xenophanes, Plutarch đã bàn về chủ đề này.
Lối diễn giải nổi tiếng nhất về tình yêu đồng tính nằm trong tác phẩm Bữa tiệc của Plato (427-347 TCN), nó được bàn đến và được xem như một loại quan hệ lý tưởng hơn và hoàn hảo hơn là thứ tình yêu dị tính tầm thường giữa nam-nữ. Đây hẳn là một cách lý giải thành kiến, bởi chính Plato đồng tính, ông từng viết những bài thơ tình gửi Aster là học trò nhỏ của ông, cũng như thầy của ông là Socrates (khoảng 469-399 TCN) coi “luyến nhi” mang một tầm quan trọng trong đời mình và thực sự Socrates bị xử tử hình vì nhà cầm quyền cho rằng ông làm “hủ hóa” tuổi trẻ thành Athens. Tình yêu đồng tính theo Plato ít liên hệ tới tính dục vì ông tin rằng tình yêu và lý trí nên hòa vào với nhau. Ngày nay, yêu theo kiểu “platonic” hay “hồn bướm mơ tiên” mang nghĩa tình yêu không có tính dục giữa hai thanh niên.
Một hình mẫu về loại tình yêu đồng tính kiểu “platonic” là trường hợp nhà thơ của Ba Tư là Rumi (1207-73), một trong những đạo sư tâm linh vĩ đại nhất và cũng là nhà thơ thiên tài của nhân loại. Rumi đồng nhất mình với một đạo sĩ Sufi khác là Shams (tên có nghĩa là mặt trời). Vợ của Rumi buộc họ phải chia ly, nhưng khi họ tái kết hợp, thì những người cùng thời công nhận rằng tình yêu của họ hòa quyện vào nhau tới nỗi không thể biết được ai là “người tình” ai là “người yêu dấu”. Đám đồ đệ của Rumi đã sát hại Shams, lại khiến cho nguồn thơ dồi dào tiếc thương của Rumi siêu vượt nỗi đau để đồng nhất với Shams, Rumi giống như mặt trăng hoặc tấm gương phản chiếu mặt trời của Shams. Thi phẩm đồ sộ của Rumi được nhiều người xem như là bộ kinh Quran bằng tiếng Ba Tư, ngày nay được dịch và phổ biến khắp thế giới và năm 2007, Rumi được xem là nhà thơ được ngưỡng mộ và phổ biến nhất ở Hoa Kỳ.
Sappho và Erinna
Nhà thơ trữ tình đầu tiên của thế giới mà Plato gọi là “Thi thần thứ Mười” tức Sappho (sống khoảng 620-560 TCN), quê hương trên đảo Lesbos ở Hy Lạp, nơi bà sáng lập trường học cho phái nữ và viết thơ tình lãng mạn tặng họ. Thơ của Sappho hiện chỉ còn lại dưới dạng phần mảnh được người khác trích dẫn. Từ “lesbian” ngày nay dùng, có nguồn gốc tên đảo Lesbos và cộng đồng nữ trên đảo này.
Con đường miên viễn
Kẻ Chiến thắng, Michaelangelo bị khuất phục dưới gót chân tình yêu của chàng trai trẻ
Trong thời Phục hưng, nghệ thuật của Michelangelo (1475-1564) miêu tả trong điêu khắc và hội họa, rõ ràng cho thấy tình yêu vẻ đẹp nam tính trong các hình thể khỏa thân, vừa mang tính thẩm mỹ vừa tình cảm hay nhục cảm. Michelangelo cũng là nhà thơ lớn nhất đương thời, mối tình đồng tính hết sức sâu đậm của ông đối với Tommaso Dei Cavalieri đã để lại một bộ phận rất lớn trong lịch sử thơ văn đồng tính gồm hơn 300 bài thơ thể sonnet và madrigal.
Chân dung Shakespeare đeo khuyên tai một bên, sau này trở thành dấu hiệu của đồng tính nam.
Trong Sonnet 20 của nhà thơ và nhà soạn kịch Shakespeare (1564-1616) thừa nhận rất rõ về sự đồng tính của ông, một tình yêu sâu sắc, mãnh liệt, đầy nhục cảm. Trong số toàn bộ 154 bài sonnet của Shakespeare, có 126 bài đầu tiên được các học giả công nhận là những bài thơ tình viết cho một chàng trai trẻ.
Văn hóa đồng tính vốn thịnh hành trong thời Edo của Nhật Bản. Trong một buổi các nhà thơ tụ họp sáng tác, Matsuo Basho (1644-1694), nhà thơ haiku bậc thầy, cũng được yêu cầu viết một bài haiku về chủ đề tình yêu, bao gồm cả tình yêu đồng tính. Trước khi viết bài thơ, Basho đã hồi tưởng lại thời trẻ: “Tôi từng có một thời say đắm trong tình yêu đồng giới tính”.
Với nhà văn và nhà thơ sáng tạo ra thể loại văn chương phù thế là Ihara Saikaku (1642-1693), đồng tính nam cũng thuộc chủ đề chính của ông. Tập truyện Nam sắc đại giám (Tấm gương lớn của tình trai) gồm 40 truyện ngắn về tình yêu giữa các samurai, các hòa thượng với các nam thiếu niên, cũng như với các kép trong ca vũ kịch kabuki.
Nhà thơ lãng mạn của Anh là Byron (1788-1824) có nhiều vụ tai tiếng về phụ nữ, nhưng ông cũng có nhiều chuyện tình riêng với nam giới.
Emily và Sue
Mối quan hệ gần gũi giữa nhà thơ nữ Emily Dickinson (1830-1886) với người chị dâu Sue Dickinson, qua nhiều lá thư tình nồng nàn, kéo dài cho tới hết phần đời còn lại của nữ thi sĩ “ẩn tu” này. Tình yêu đồng tính và có lẽ cả lưỡng tính của Emily, tuy không nhất thiết hiểu theo quan hệ xác thịt, là động lực cho nhiều bài thơ và khiến bà không tán thành hôn nhân, quyết định tự ẩn dật. Điều này tạo nên cuộc đời và tác phẩm của nhà thơ cùng với việc phản ánh bối cảnh bị mắc kẹt trong chế độ phụ quyền và những khuôn sáo xã hội thời Victoria gia giáo.
Cùng thời với Emily, Walt Whitman (1819-1892), nhà thơ của nền dân chủ, viết tập Lá cỏ (nguồn ảnh hưởng chính đến thơ hiện đại Hoa Kỳ), ca ngợi thân xác và bản ngã tự do, đặc biệt là chùm thơ đồng tính trong phần Calamus ca ngợi “tình đồng chí”. Mô-típ “lá cỏ” mà Whitman chọn chính là cây thạch xương bồ (Acorus Calamus), loại sậy một lá mầm có hoa hình chồi như dương vật. Whitman được coi là “nhà tiên tri của phong trào giải phóng đồng tính nam”.
Ở Pháp, Arthur Rimbaud (1856-1891) được coi là biểu tượng cho sự phản kháng về tính dục và mỹ học sau khi viết Một mùa trong địa ngục, khởi hứng từ mối “tình trai” với Paul Verlaine. Ở Anh, nhà soạn kịch, nhà thơ, nhà phê bình Oscar Wilde (1854-1900), từng bị tù sau vụ thua kiện liên quan tới mối tình giữa ông với con trai một bá tước.
Thế kỷ 20 sôi động
Marcel Proust (1871-1922), trong Đi tìm thời gian đã mất, ngụy trang người tình Albert của mình trong vai Abertine một nửa đồng tính nữ, nhưng mặt khác, lại đề cập một cách thành thật và sâu sắc về đời sống và tình yêu của giới đồng tính nam. Một nhà văn Pháp khác là André Gide (1869-1951) là người bênh vực cho giải phóng tính dục, đặc biệt là đối với người đồng tính (như trong tác phẩm Corydon, 1911).
Nhà thơ và nhà soạn kịch Federico Garcia Lorca (1898-1936) bị sát hại trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Sau cái chết của ông, gia đình đã cố tình che giấu tác phẩm thơ cuối cùng, nơi ông công khai viết về tình yêu đồng tính, cho mãi tới năm 1984 tập thơ Những bài sonnet của mối tình u ám (1936) mới được xuất bản.
Nhà văn, nhà thơ, nhà làm phim Jean Cocteau (1889-1963) là tâm điểm sáng chói của văn hóa Pháp, từng để lộ thân thế đồng tính trong cuốn tự truyện Sách trắng (1928).
Mikhai Kuzmin (1872-1936) nhà thơ, nhà soạn nhạc, nhà văn Nga, viết tiểu thuyết tự truyện Đôi cánh (1906) được xem như tác phẩm văn học Nga đầu tiên tập trung vào vấn đề đồng tính. Ông có biệt hiệu là “Oscar Wilde của Nga”. Thành phố quê hương của ông, Leningrad từng là trung tâm văn hóa đồng tính nam ngay cả trong thời Xô Viết.
Chân dung Shakespeare đeo khuyên tai một bên, sau này trở thành dấu hiệu của đồng tính nam.
Nữ nhà văn Mỹ Gertrude Stein (1874-1946) từng định cư ở Pháp với người “vợ” là cô Alice B.Toklas, đã thành lập một salon cho các nhà văn và nghệ sĩ theo chủ nghĩa hiện đại (gồm Hemingway, Picasso, Matisse…). Bà sáng tác văn xuôi thực nghiệm theo chủ nghĩa lập thể với “mật mã” đồng tính nữ. Tác phẩm Q.E.D. của bà viết xong năm 1903 (đến năm 1950 mới xuất bản dưới tên Thing As They Are/Mọi việc như chúng là) về quan hệ của bà trong cộng đồng đồng tính. Tác phẩm này dùng từ “gay” hơn 100 lần, có lẽ là tác phẩm đầu tiên dùng từ “gay” để đề cập đến những quan hệ đồng giới tính và những người đồng tính, mà sau này nhiều người không hiểu đã làm mất nội hàm đồng tính nữ trong từ này.
Nữ nhà văn Anh Virginia Woolf (1882-1941), trụ cột của nhóm Bloombury, người chủ trương nữ quyền (Căn buồng riêng, 1929) đã viết Orlando (1928) với nữ nhân vật chính lưỡng tính trong tác phẩm được tạo mẫu từ người tình của bà. Woolf từng khẳng định: “Chỉ có phụ nữ khuấy động trí tưởng tượng của tôi”.
Allen Ginsberg (1926-1997), nhà thơ của ma túy, Phật giáo và phong trào giải phóng đồng tính nam, là một trong những người đứng đầu Thế hệ Beat, cùng với Jack Kerouac và Willliam Burroughs. Nổi tiếng nhất với thi phẩm Hú (Howl, 1955) từng bị đem ra xét xử khi một công tố viên ở San Francisco cho rằng nó chứa đựng “sự bẩn thỉu, thô bỉ, dâm ô và ngôn ngữ ghê tởm”. Thời điểm mà tác phẩm ra đời, luật pháp nước Mỹ xem những hành vi tính dục đồng tính là một tội ác.
Chia sẻ với Ginsberg là Adrienne Cecile Rich (1926-), một trong những nhà thơ Mỹ được đọc nhiều nhất trong hậu bán thế kỷ 20. Cùng với Alice Walker và Audre Lorde, bà là gương mặt hoạt động quan trọng và đại biểu cho phong trào nữ quyền.
Ngoài nước Nhật, còn châu Á
Quan hệ đồng tính không hiếm thấy trong những tác phẩm văn học nổi tiếng của châu Á như Ngàn lẻ một đêm, Liêu trai chí dị, Hồng lâu mộng, Kim Bình Mai... Các học giả Trung Quốc đã từng trích dẫn để chứng minh rằng nhà thơ Khuất Nguyên (khoảng 340-278 TCN) tự nhận là người tình của vua. Trong thi phẩm Ly tao, ông tự xưng là mỹ nhân và dùng từ mô tả vua vào thời đó giống như cách phụ nữ dùng từ đặc biệt để gọi người mình yêu.
Những từ ngữ xưa để chỉ đồng tính luyến ái ở Trung Quốc như “đoạn tụ” nhắc tới mối tình cắt tay áo nổi tiếng giữa Hán Ai Đế với người ông sủng ái là Đổng Hiền. Có một lần ngủ trưa, Đổng Hiền gối lên tay áo của Ai Đế mà ngủ. Ai Đế muốn quay người nhưng không muốn làm tỉnh giấc người mình yêu nên lấy kiếm cắt đứt cánh tay áo đó.
Nhà văn nữ Đinh Linh (1904-1986) thuộc thập niên 1920 của Trung Quốc, là tác giả nữ quyền nổi bật và gây tranh cãi, bà viết truyện về đồng tính nữ (hoặc lưỡng tính) với tác phẩm nổi tiếng Nhật ký của nữ sĩ Sophia.
Ở Việt Nam, sớm nhất trong thế kỷ 20 có lẽ Xuân Diệu (1916-1985), sau tập Thơ thơ và Gởi hương cho gió, ông từng soạn tập Chàng và chàng (khoảng 1944), hình như chuẩn bị xuất bản thì bị kiểm điểm (?!). Các báo chí giới thiệu về xuất bản phẩm trước 1945 vài lần đề cập về tập này, nhưng sau đó, hình như Xuân Diệu cố ý “lờ” nó đi.
Trong văn học đương đại nổi lên nhà văn đồng tính Bạch Tiên Dũng (Kenneth Pai) của Đài Loan với tiểu thuyết Nghiệt tử của ông viết về đồng tính nam ở Đài Bắc vào thập niên 1960-1970, được dịch sang tiếng Anh và Pháp, và được chuyển thể thành phim hai lần.
Vô vàn những nghệ sĩ, nhà thơ, nhà văn của thế giới mà nhân loại hàm ơn, ít nhiều họ thuộc văn học đồng tính, điều này bắt buộc những đầu óc kỳ thị giới đồng tính (homophobia) phải vượt qua những thành kiến của chính mình để nhìn vào một thế giới thực sự muôn màu hơn, thế giới “đa giới tính” của con người.
(Bài đã đăng trên Thể thao & Văn hoá, thứ Tư, 30/11/2011)
Hà Vũ Trọng
Văn chương đồng tính trên bình diện thế giới, từ thời Cổ đại đến nay, hết sức rộng lớn, phong phú và vốn là chủ đề phức tạp. Văn chương đồng tính bao gồm sáng tác của các nhà văn đồng tính nam (gay), đồng tính nữ (lesbian), lưỡng tính (bisexual), và các sáng tác theo hướng này. Trong phạm vi ngắn gọn và có tính phác thảo của chuyên đề, chúng tôi thử đưa ra số ít gương mặt tiêu biểu như một thoáng nhìn trên dải quang phổ của chiếc cầu vồng khổng lồ này.
|
Như là nguồn cội
Trong thời Hy Lạp cổ đại, những quan hệ đồng tính dường như chiếm ưu thế. Aristotle nói trong tác phẩm Chính trị học rằng dân Crete đã khuyến khích sự đồng tính để kiểm soát và hạn chế về dân số của cộng đồng trên hòn đảo này. Nhiều nhà thơ Hy Lạp đã viết về tình yêu đồng tính, cũng như những triết gia và những nhà văn lẫy lừng như Plato, Xenophanes, Plutarch đã bàn về chủ đề này.
Lối diễn giải nổi tiếng nhất về tình yêu đồng tính nằm trong tác phẩm Bữa tiệc của Plato (427-347 TCN), nó được bàn đến và được xem như một loại quan hệ lý tưởng hơn và hoàn hảo hơn là thứ tình yêu dị tính tầm thường giữa nam-nữ. Đây hẳn là một cách lý giải thành kiến, bởi chính Plato đồng tính, ông từng viết những bài thơ tình gửi Aster là học trò nhỏ của ông, cũng như thầy của ông là Socrates (khoảng 469-399 TCN) coi “luyến nhi” mang một tầm quan trọng trong đời mình và thực sự Socrates bị xử tử hình vì nhà cầm quyền cho rằng ông làm “hủ hóa” tuổi trẻ thành Athens. Tình yêu đồng tính theo Plato ít liên hệ tới tính dục vì ông tin rằng tình yêu và lý trí nên hòa vào với nhau. Ngày nay, yêu theo kiểu “platonic” hay “hồn bướm mơ tiên” mang nghĩa tình yêu không có tính dục giữa hai thanh niên.
Một hình mẫu về loại tình yêu đồng tính kiểu “platonic” là trường hợp nhà thơ của Ba Tư là Rumi (1207-73), một trong những đạo sư tâm linh vĩ đại nhất và cũng là nhà thơ thiên tài của nhân loại. Rumi đồng nhất mình với một đạo sĩ Sufi khác là Shams (tên có nghĩa là mặt trời). Vợ của Rumi buộc họ phải chia ly, nhưng khi họ tái kết hợp, thì những người cùng thời công nhận rằng tình yêu của họ hòa quyện vào nhau tới nỗi không thể biết được ai là “người tình” ai là “người yêu dấu”. Đám đồ đệ của Rumi đã sát hại Shams, lại khiến cho nguồn thơ dồi dào tiếc thương của Rumi siêu vượt nỗi đau để đồng nhất với Shams, Rumi giống như mặt trăng hoặc tấm gương phản chiếu mặt trời của Shams. Thi phẩm đồ sộ của Rumi được nhiều người xem như là bộ kinh Quran bằng tiếng Ba Tư, ngày nay được dịch và phổ biến khắp thế giới và năm 2007, Rumi được xem là nhà thơ được ngưỡng mộ và phổ biến nhất ở Hoa Kỳ.
Nhà thơ trữ tình đầu tiên của thế giới mà Plato gọi là “Thi thần thứ Mười” tức Sappho (sống khoảng 620-560 TCN), quê hương trên đảo Lesbos ở Hy Lạp, nơi bà sáng lập trường học cho phái nữ và viết thơ tình lãng mạn tặng họ. Thơ của Sappho hiện chỉ còn lại dưới dạng phần mảnh được người khác trích dẫn. Từ “lesbian” ngày nay dùng, có nguồn gốc tên đảo Lesbos và cộng đồng nữ trên đảo này.
Sappho và Erinna
Nhà thơ trữ tình đầu tiên của thế giới mà Plato gọi là “Thi thần thứ Mười” tức Sappho (sống khoảng 620-560 TCN), quê hương trên đảo Lesbos ở Hy Lạp, nơi bà sáng lập trường học cho phái nữ và viết thơ tình lãng mạn tặng họ. Thơ của Sappho hiện chỉ còn lại dưới dạng phần mảnh được người khác trích dẫn. Từ “lesbian” ngày nay dùng, có nguồn gốc tên đảo Lesbos và cộng đồng nữ trên đảo này.
Con đường miên viễn
Kẻ Chiến thắng, Michaelangelo bị khuất phục dưới gót chân tình yêu của chàng trai trẻ
Trong thời Phục hưng, nghệ thuật của Michelangelo (1475-1564) miêu tả trong điêu khắc và hội họa, rõ ràng cho thấy tình yêu vẻ đẹp nam tính trong các hình thể khỏa thân, vừa mang tính thẩm mỹ vừa tình cảm hay nhục cảm. Michelangelo cũng là nhà thơ lớn nhất đương thời, mối tình đồng tính hết sức sâu đậm của ông đối với Tommaso Dei Cavalieri đã để lại một bộ phận rất lớn trong lịch sử thơ văn đồng tính gồm hơn 300 bài thơ thể sonnet và madrigal.
Chân dung Shakespeare đeo khuyên tai một bên, sau này trở thành dấu hiệu của đồng tính nam.
Trong Sonnet 20 của nhà thơ và nhà soạn kịch Shakespeare (1564-1616) thừa nhận rất rõ về sự đồng tính của ông, một tình yêu sâu sắc, mãnh liệt, đầy nhục cảm. Trong số toàn bộ 154 bài sonnet của Shakespeare, có 126 bài đầu tiên được các học giả công nhận là những bài thơ tình viết cho một chàng trai trẻ.
Văn hóa đồng tính vốn thịnh hành trong thời Edo của Nhật Bản. Trong một buổi các nhà thơ tụ họp sáng tác, Matsuo Basho (1644-1694), nhà thơ haiku bậc thầy, cũng được yêu cầu viết một bài haiku về chủ đề tình yêu, bao gồm cả tình yêu đồng tính. Trước khi viết bài thơ, Basho đã hồi tưởng lại thời trẻ: “Tôi từng có một thời say đắm trong tình yêu đồng giới tính”.
Nhà thơ lãng mạn của Anh là Byron (1788-1824) có nhiều vụ tai tiếng về phụ nữ, nhưng ông cũng có nhiều chuyện tình riêng với nam giới.
Emily và Sue
Mối quan hệ gần gũi giữa nhà thơ nữ Emily Dickinson (1830-1886) với người chị dâu Sue Dickinson, qua nhiều lá thư tình nồng nàn, kéo dài cho tới hết phần đời còn lại của nữ thi sĩ “ẩn tu” này. Tình yêu đồng tính và có lẽ cả lưỡng tính của Emily, tuy không nhất thiết hiểu theo quan hệ xác thịt, là động lực cho nhiều bài thơ và khiến bà không tán thành hôn nhân, quyết định tự ẩn dật. Điều này tạo nên cuộc đời và tác phẩm của nhà thơ cùng với việc phản ánh bối cảnh bị mắc kẹt trong chế độ phụ quyền và những khuôn sáo xã hội thời Victoria gia giáo.
Cùng thời với Emily, Walt Whitman (1819-1892), nhà thơ của nền dân chủ, viết tập Lá cỏ (nguồn ảnh hưởng chính đến thơ hiện đại Hoa Kỳ), ca ngợi thân xác và bản ngã tự do, đặc biệt là chùm thơ đồng tính trong phần Calamus ca ngợi “tình đồng chí”. Mô-típ “lá cỏ” mà Whitman chọn chính là cây thạch xương bồ (Acorus Calamus), loại sậy một lá mầm có hoa hình chồi như dương vật. Whitman được coi là “nhà tiên tri của phong trào giải phóng đồng tính nam”.
Ở Pháp, Arthur Rimbaud (1856-1891) được coi là biểu tượng cho sự phản kháng về tính dục và mỹ học sau khi viết Một mùa trong địa ngục, khởi hứng từ mối “tình trai” với Paul Verlaine. Ở Anh, nhà soạn kịch, nhà thơ, nhà phê bình Oscar Wilde (1854-1900), từng bị tù sau vụ thua kiện liên quan tới mối tình giữa ông với con trai một bá tước.
Thế kỷ 20 sôi động
Marcel Proust (1871-1922), trong Đi tìm thời gian đã mất, ngụy trang người tình Albert của mình trong vai Abertine một nửa đồng tính nữ, nhưng mặt khác, lại đề cập một cách thành thật và sâu sắc về đời sống và tình yêu của giới đồng tính nam. Một nhà văn Pháp khác là André Gide (1869-1951) là người bênh vực cho giải phóng tính dục, đặc biệt là đối với người đồng tính (như trong tác phẩm Corydon, 1911).
Nhà thơ và nhà soạn kịch Federico Garcia Lorca (1898-1936) bị sát hại trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Sau cái chết của ông, gia đình đã cố tình che giấu tác phẩm thơ cuối cùng, nơi ông công khai viết về tình yêu đồng tính, cho mãi tới năm 1984 tập thơ Những bài sonnet của mối tình u ám (1936) mới được xuất bản.
Nhà văn, nhà thơ, nhà làm phim Jean Cocteau (1889-1963) là tâm điểm sáng chói của văn hóa Pháp, từng để lộ thân thế đồng tính trong cuốn tự truyện Sách trắng (1928).
Mikhai Kuzmin (1872-1936) nhà thơ, nhà soạn nhạc, nhà văn Nga, viết tiểu thuyết tự truyện Đôi cánh (1906) được xem như tác phẩm văn học Nga đầu tiên tập trung vào vấn đề đồng tính. Ông có biệt hiệu là “Oscar Wilde của Nga”. Thành phố quê hương của ông, Leningrad từng là trung tâm văn hóa đồng tính nam ngay cả trong thời Xô Viết.
Chân dung Shakespeare đeo khuyên tai một bên, sau này trở thành dấu hiệu của đồng tính nam.
|
Nữ nhà văn Anh Virginia Woolf (1882-1941), trụ cột của nhóm Bloombury, người chủ trương nữ quyền (Căn buồng riêng, 1929) đã viết Orlando (1928) với nữ nhân vật chính lưỡng tính trong tác phẩm được tạo mẫu từ người tình của bà. Woolf từng khẳng định: “Chỉ có phụ nữ khuấy động trí tưởng tượng của tôi”.
Allen Ginsberg (1926-1997), nhà thơ của ma túy, Phật giáo và phong trào giải phóng đồng tính nam, là một trong những người đứng đầu Thế hệ Beat, cùng với Jack Kerouac và Willliam Burroughs. Nổi tiếng nhất với thi phẩm Hú (Howl, 1955) từng bị đem ra xét xử khi một công tố viên ở San Francisco cho rằng nó chứa đựng “sự bẩn thỉu, thô bỉ, dâm ô và ngôn ngữ ghê tởm”. Thời điểm mà tác phẩm ra đời, luật pháp nước Mỹ xem những hành vi tính dục đồng tính là một tội ác.
Chia sẻ với Ginsberg là Adrienne Cecile Rich (1926-), một trong những nhà thơ Mỹ được đọc nhiều nhất trong hậu bán thế kỷ 20. Cùng với Alice Walker và Audre Lorde, bà là gương mặt hoạt động quan trọng và đại biểu cho phong trào nữ quyền.
Ngoài nước Nhật, còn châu Á
Quan hệ đồng tính không hiếm thấy trong những tác phẩm văn học nổi tiếng của châu Á như Ngàn lẻ một đêm, Liêu trai chí dị, Hồng lâu mộng, Kim Bình Mai... Các học giả Trung Quốc đã từng trích dẫn để chứng minh rằng nhà thơ Khuất Nguyên (khoảng 340-278 TCN) tự nhận là người tình của vua. Trong thi phẩm Ly tao, ông tự xưng là mỹ nhân và dùng từ mô tả vua vào thời đó giống như cách phụ nữ dùng từ đặc biệt để gọi người mình yêu.
Những từ ngữ xưa để chỉ đồng tính luyến ái ở Trung Quốc như “đoạn tụ” nhắc tới mối tình cắt tay áo nổi tiếng giữa Hán Ai Đế với người ông sủng ái là Đổng Hiền. Có một lần ngủ trưa, Đổng Hiền gối lên tay áo của Ai Đế mà ngủ. Ai Đế muốn quay người nhưng không muốn làm tỉnh giấc người mình yêu nên lấy kiếm cắt đứt cánh tay áo đó.
Nhà văn nữ Đinh Linh (1904-1986) thuộc thập niên 1920 của Trung Quốc, là tác giả nữ quyền nổi bật và gây tranh cãi, bà viết truyện về đồng tính nữ (hoặc lưỡng tính) với tác phẩm nổi tiếng Nhật ký của nữ sĩ Sophia.
Ở Việt Nam, sớm nhất trong thế kỷ 20 có lẽ Xuân Diệu (1916-1985), sau tập Thơ thơ và Gởi hương cho gió, ông từng soạn tập Chàng và chàng (khoảng 1944), hình như chuẩn bị xuất bản thì bị kiểm điểm (?!). Các báo chí giới thiệu về xuất bản phẩm trước 1945 vài lần đề cập về tập này, nhưng sau đó, hình như Xuân Diệu cố ý “lờ” nó đi.
Trong văn học đương đại nổi lên nhà văn đồng tính Bạch Tiên Dũng (Kenneth Pai) của Đài Loan với tiểu thuyết Nghiệt tử của ông viết về đồng tính nam ở Đài Bắc vào thập niên 1960-1970, được dịch sang tiếng Anh và Pháp, và được chuyển thể thành phim hai lần.
Vô vàn những nghệ sĩ, nhà thơ, nhà văn của thế giới mà nhân loại hàm ơn, ít nhiều họ thuộc văn học đồng tính, điều này bắt buộc những đầu óc kỳ thị giới đồng tính (homophobia) phải vượt qua những thành kiến của chính mình để nhìn vào một thế giới thực sự muôn màu hơn, thế giới “đa giới tính” của con người.
(Bài đã đăng trên Thể thao & Văn hoá, thứ Tư, 30/11/2011)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét