Charles Merewether
Hà Vũ Trọng dịch
Thanh tẩy nhân dân
Năm 1979, Diệp Kiến Anh, một trong năm thành viên thuộc Uỷ viên Bộ Chính trị Thường vụ, kêu gọi xây dựng một "nền văn minh tinh thần" xã hội chủ nghĩa để mà chiến đấu với những gì được nhận thức như là cuộc khủng hoảng niềm tin dân tộc đang gia tăng và một nền văn hoá tiêu thụ đang nảy sinh. Ðược kế tục bởi Ðặng Tiểu Bình, quan niệm về một "nền văn minh tinh thần" xã hội chủ nghĩa đã trở nên có tính phê phán đối với sự chứng thực lời kêu gọi của ông đối với cải cách kinh tế. Sự cải cách, ông hứa hẹn, sẽ dẫn đến một nền văn minh vật chất xã hội chủ nghĩa, nhưng người ta chỉ có được sau khi nền văn minh tinh thần đã đạt được.
Cái chịu sự tấn công là sự suy đồi trưởng giả, và những kẻ "tôn thờ những thứ của ngoại quốc hoặc xu nịnh người ngoại quốc." Vào năm 1983, quan niệm này đã được nới rộng thành chiến dịch để tái thiết một nền đạo đức dân tộc dựa trên các mặt vệ sinh, luân lí, nghi thức, cư xử, và kỉ luật. Ý niệm tẩy uế vừa trong đảng và quốc gia về tội ác bạo động và không bạo động đã nở bung thời gian ngay sau cuộc Cách mạnh Văn hoá. Nhưng chiến dịch chống ô nhiễm tinh thần còn mở rộng xa hơn cả vấn đề tội ác, là đi sâu vào phạm vi của sản phẩm văn hoá. Dưới đảng Cộng sản, sản phẩm văn hoá không phải là một phạm vi tự chủ mà đúng hơn là công cụ để phát biểu các giá trị ý hệ của đảng. Như Ðặng Tiểu Bình lưu ý trong nột bài báo đăng trên Nhân dân Nhật báo tháng 7 cùng năm, trách nhiệm của nhà văn là làm trọn những nhu cầu tinh thần của đời sống trong các lãnh vực tư tưởng, văn hoá và đạo đức và để tạo nên hình ảnh con người xã hội chủ nghĩa mới [1] .
Tại Ðại hội Ðảng lần thứ XII vào tháng 10 năm 1983, Ðặng Tiểu Bình đã dồn sự hậu thuẫn vào chiến dịch này, ông lưu ý rằng "thực chất của sự ô nhiễm tinh thần là gieo rắc mọi dạng thức ý hệ thối nát và suy đồi của giới trưởng giả và của các giai cấp bóc lột khác cùng sự gieo rắc những tình tự ngờ vực đối với chính nghĩa xã hội chủ nghĩa và cộng sản." Kết quả là đã mở ra chiến dịch "Chống ô nhiễm tinh thần" [2]
Chống lại đường lối tư tưởng này, các nhà văn Trung quốc kiệt xuất như Vương Nhược Thuỷ (Wang Ruoshui), Chu Dương (Chou Yang), Lí Trạch Hậu (Li Zehou) và Lưu Tái Phục (Liu Zaifu) xem việc giải phóng bản ngã và phục hồi chủ thể tính có tầm quan trọng quyết định đối với việc làm sống lại văn hoá Trung quốc và chủ nghĩa xã hội. Và để đạt được điều đó, cần đến sự phục hồi chủ nghĩa nhân bản đã bị đàn áp dưới thời Mao. Ðề tài phê phán này không phải chỉ là vấn đề thuộc chủ thể cá nhân và chủ thể tính đã bị hi sinh nhân danh tập thể, hoặc ngay cả tính người đã bị giảm trừ thành tính giai cấp, mà di sản của cuộc Cách mạng Văn hoá ấy cũng còn là sự hạ giá tính người và loài người.Vào tháng Giêng năm 1983, Vương Nhược Thuỷ, phó chủ nhiệm tờ Nhân dân Nhật báo và là một trong những nhà văn lẫy lừng nhất chủ trương sự quay về với chủ nghĩa nhân bản xã hội, đã cho đăng bài tiểu luận "Bảo vệ chủ nghĩa Nhân bản," trong đó ông lập luận nhằm để song hàng hơn là đối lập chủ nghĩa nhân bản với chủ nghĩa Marx. Cách khác, cái còn lại của cuộc Cách mạng Văn hoá của Mao là điều ông gọi là "bóng ma của con người" đã bị tha hoá khỏi sự nhận thức về giá trị với tư cách là một con người và cá nhân, đã ám ảnh Trung quốc đương đại. Thế nhưng, hồi phục quan niệm giá trị con người đối với chủ nghĩa Marx và để tạo nên một hình thái chủ nghĩa nhân bản xã hội chủ nghĩa ngụ ý "kiên quyết bỏ rơi 'nền chuyên chính toàn diện' và cuộc đấu tranh không nhân nhượng mười năm loạn động, cởi bỏ sự phong thần của một cá nhân... duy trì sự bình đẳng của tất cả mọi người trước chân lí và pháp luật, và nhìn nhận những tự do cá nhân và nhân phẩm của công dân đều không được xâm phạm đến" [3] . Theo một cung cách dường như để đánh thức loại tác phẩm nghệ thuật gần đây, Nhược Thuỷ viết, "Chủ nghĩa nhân bản đối lập với hai thứ, một là "duy thần chủ nghĩa" (sự phong thần cho lãnh tụ), hai là, "thú tính chủ nghĩa"(sự giáng cấp con người xuống thành hạng thú vật) [4] .
Lí Trạch Hậu lập luận cho cuộc tranh cãi về nhân tính rằng nó sẽ là một ngành "nhân học thực tiễn làm người" hoặc là một "ngành nhân học mang tính triết học" [5] . Ðiều này có hai ngụ ý cơ bản: "một là đặt để con người như là chủ thể hành xử trong một một vận động lịch sử... hai là để thu hút sự hoạt động, tính tự chủ, và sáng tạo của tâm linh con người" [6] . Hơn nữa, trong một cuốn sách nhan đề Truyền thống và nhân vị Trung quốc (1988), đồng tác giả với nhà phê bình Lí Cương (Li Gang), điểm son của tính hiện đại Trung quốc được nhận diện như là sự xuất hiện của những giá trị cá nhân chủ nghĩa và chủ thể tính" [7] . Bằng sự liên kết chủ thể tính với tính hiện đại Trung quốc, những tác giả ngụ ý đã tóm lược một lập trường trái nghịch với lối phê bình theo chủ nghĩa nhân bản của đảng Cộng sản. Như Lưu Tái Phục đã nêu lên, một lí thuyết về chủ thể tính bao hàm sự chuyển di vấn đề bản thể luận từ chủ đề "Tôi là ai?" sang đến câu hỏi "Ai là Con người?" " Nhân tính nằm trong cốt lõi của chủ thể tính, và vì vậy một sự trân trọng chủ thể tính có tính quyết định đối với sự hiểu biết về sự sáng tạo nghệ thuật hay văn học. Tuy vậy, Lí Cương lại cảnh giác rằng sự ôm lấy chủ nghĩa nhân bản có thể cũng dẫn đến sự củng cố một cuộc vận động "tả phái" cho những giá trị đạo đức tuyệt đối và sự thuần khiết về đạo đức, ắt sẽ dẫn đến sự phủ nhận kịch liệt những ích lợi, nhu cầu và quyền hạn của cá nhân.
Chính bên trong những khái niệm này những người cổ vũ cho chủ nghĩa nhân bản, đặc biệt là Vương Nhược Thuỷ, đã bị đả kích dữ dội trong suốt cuộc vận động "Chống ô nhiễm tinh thần" [8] . Không chỉ tội ác và sự khiêu dâm đã xói mòn những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội, mà còn ảnh hưởng của những gì được nhận thức như là những lí thuyết trưởng giả nhất định, đáng lưu ý hơn hết là sự tha hoá xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa cá nhân, và chủ nghĩa nhân bản [9] . Vào ngày 28 tháng 10 Ðặng Lập Quần, Bộ trưởng Bộ Tuyên huấn, nói với giới báo chí trên tờ Liên hiệp Báo (Associated Press), định nghĩa sự "ô nhiễm tinh thần" như sau:
Khi sự "tôn sùng chủ nghĩa cá nhân" bị xem như là bằng chứng rõ nhất trong kiểu ăn mặc "hippy" của phương Tây, lối cư xử và âm nhạc, những phạm vi nghệ thuật và văn học và nghệ thuật cùng bị ghép vào như là sự ảnh hưởng tiêu tực lên những giá trị Trung quốc. Từ Ðức Hành, chủ tịch của Cửu Tam Học xã, lí luận rằng:
Như chính Ðặng Tiểu Bình đã lưu ý, chính vì những nghệ sĩ và nhà văn bênh vực cho các trường phái chủ nghĩa hiện đại, vì vậy "bắt chước một cách mù quáng và theo đuôi điên cuồng nền văn hoá ngoại quốc" mà đánh mất đi những truyền thống Trung quốc. Các sản phẩm văn hoá ngoại quốc đang tiện nghi hoá địa phương, và do đó đang làm ô nhiễm nền tảng tinh thần truyền thống Trung quốc. Chủ nghĩa hiện đại, nói cách khác, đã tràn lan thành dòng ô nhiễm tinh thần của phương Tây bởi vì nó xuất hiện để phản ánh những đặc điểm tồi tệ của chủ nghĩa tư bản, chẳng hạn như sự thương mại hoá, chủ nghĩa cá nhân và sự vô trách nhiệm về mặt xã hội. Tại Phiên họp lần thứ Hai của Hội nghị toàn Ðảng lần thứ XII. Ðặng đã kết án những nhà văn và nghệ sĩ "náo nức trú mình trong cái tối tăm và iếm thế," những kẻ "làm bất kể cái gì vì tiền bạc.. trình diễn một cách bừa bãi... sử dụng hình thức và nội dung thấp hèn và thô thiển để dễ dàng kiếm lợi," và "chiều theo những thị hiếu thấp hèn của một bộ phận công chúng". Chúng ta cũng có thể thấy sự gần gũi của loại ngôn ngữ này trở về lại cùng với đề tài cấm kị ở năm 2001.
Tuy vậy, ngay cả trước khi Hội nghị lần thứ XII, hiệu quả của chiến dịch đột xuất chống lại sự "ô nhiễm tinh thần" đã tràn lan khắp các giới văn học nghệ thuật. Ðầu năm 1983, nhà phê bình nghệ thuật Lí Hiến Đình (người sau này giám định cuộc triển lãm Nỗi ám sợ bị hại năm 2000) bị Ðặng Lập Quần bãi chức chủ nhiệm tờ nguyệt san nghệ thuật Mĩ thuật [12] vì "ô nhiễm tinh thần" [13] . Nguyên nhân trực tiếp là việc đăng hai kì bài báo về nghệ thuật trừu tượng và thư pháp do Lí Hiến Đình (Li Xianting) và Hà Tân (He Xin) một viện sĩ trẻ của Viện Khoa học Xã hội. Trong bài báo, họ lập luận cho sự ra khỏi chủ nghĩa hiện thực, đặc biệt ủng hộ khuôn mẫu chủ nghĩa hiện đại phương Tây. Lí Hiến Đình tốt nghiệp phân khoa hội hoạ truyền thống Trung quốc của Viện Mĩ thuật Trung ương, ông ủng hộ cho sự đối thoại với phương Tây và một mức độ thử nghiệm khiến vì nó lật nhào cái nền mĩ học của chủ nghĩa hiện thực được chính quyền chủ trì. Tiếp sau sự sa thải ông khỏi tờ Mĩ thuật, Lí Hiến Đình trở thành đối thủ về ý hệ với kẻ cộng tác trước đây của ông là Hà Tân, và ông là nhân vật chủ chốt trong sự cổ vũ và việc tiếp nhận có tính quyết định tới sự thử nghiệm và nghệ thuật tiền phong ở Trung quốc. Hà Tân, một cựu Vệ binh Ðỏ, mặt khác đã trở thành nhà ý hệ của Ðảng, đả kích kịch kiệt loại hình nghệ thuật và văn học của những nghệ sĩ thử nghiệm tiền phong mà Ðặng Lập Quần đã lôi ra kết án. Trong bài báo "Về bọn vô tích sự" (Ða dư nhân), ra năm 1985, Hà Tân rút ra từ truyền thống văn học Nga thế kỉ XIX về tình trạng thừa mứa và phi lí để mà đả kích những khuynh hướng nào đó trong nghệ thuật và văn học đương đại. "Vô tích sự" mang nghĩa vô dụng, không sản xuất, sản phẩm của một nền văn hoá hướng tới tiêu thụ dựa trên sự thừa mứa. Ðây không phải là mĩ học của sự phi lí bị Ðảng kết án. Trái lại, tính phi lí đã được thừa nhận sau 1984 khi Ðảng kêu gọi sự tự do nghệ thuật. Ðúng hơn, Những gì Hà Tân nhận thấy là một xu hướng nguy hiểm vô liêm sỉ trong những tác giả đương đại Trung quốc được thấy trong cái thông điệp nó truyền đạt [14] . Tạo ra tính cách phản anh hùng mà không ảo mộng hoặc là hi vọng, họ tìm cách diễn tả cái trạng thái chán chường mà thanh niên trung quốc trải nghiệm. Tuy nhiên, đối với Hà Tân, đây là công trình của chủ nghĩa hư vô về văn hoá, được thành lập trên truyền thống - đặc biệt là Freud và Nietzsche - mà cả hai đều xa lạ và ngoại nhập đối với Trung quốc. Thừa mứa là điều thường được gắn liền với những gì đặc trưng cho phương Tây và do đó phi Trung quốc. Từ cái nhìn này, từ ngữthừa mứa khởi sự tương ứng với quan niệm chủ nghĩa Marx về sự thặng dư, đặc biệt đối với chính sách mở cửa du nhập nền văn hoá tiêu thụ của Ðặng Tiểu-Bình. Hơn nữa, quan niệm về giá trị thặng dư lại tương ứng với sự vong thân của chủ nghĩa tư bản. Cải cách, nói cách khác, đã đang chuyển hoá văn hoá Trung quốc đi vào một cảnh tượng giáng cấp, xói mòn quan niệm của Trung quốc về con người và chủ thể cá nhân.
Trên cái hậu cảnh này, John Minford xác định quan niệm về một nền "văn hoá lưu manh" trong bài báo của ông phát hành cùng năm với bài của Hà Tân. Minford biểu thị lưu manh như là thuật ngữ cho "những kẻ cà lơ phất phơ, du côn, bụi đời, du thủ du thực, vô tích sự" [15] . Những kẻ hiếp dâm, đĩ điếm, giới buôn bán chợ đen, giới trí tha tha hoá, và đám nghệ sĩ hay nhà thơ được kết nối với nhau thành cái mà ông mô tả như một dải quang phổ "có cái đuôi đen của quỷ, khúc giữa thì xám xịt triền miên, còn khúc đầu thì sáng bóng và đôi mắt thì quắc nhìn" [16] . Tất cả tạo thành một "nền văn hoá thế chỗ đang nẩy nòi" (embryonic alternative culture) hoặc "hiện trường phản-văn hoá ló dạng," (emergent counter-cultural scene) bởi vì trong cái khoảng trống để lại từ luồng Cách mạng Văn hoá, họ bị ném trở lại với nguồn vốn của mình đã khiến cho họ có được "một cảm nhận xác thực về bản sắc và văn hoá" cùng một "cái nhìn triệt để, không chỉ ở hiện tại mà còn về nền văn hoá truyền thống" [17] . Từ đó, một trong những điều mỉa mai về cuộc Cách mạng Văn hoá là sự thất bại của nó "đã để lại đằng sau một thế hệ có khả năng hoà giải với truyền thống và một cảm xúc chân thật đối với tính hiện đại" [18] . Ðối với tác giả [Minford] đây không phải là một sự du nhập mà đúng hơn là một "văn hoá bản địa mới", nó đang khám phá ra rằng nhiều nguồn liệu của phương Tây có gốc gác từ "phương Ðông cổ", sẽ mang lại "dưỡng chất tâm linh cho vùng hoang địa" [19] .
Từ nhãn quan này, Minford, giống như Vương Nhược Thuỷ và những người khác, xem những tác động của trào lưu Cải cách dưới một ánh sáng tích cực. Sự khai mở trào lưu Cải cách giúp đổ đầy khoảng trống để lại do cuộc Cách mạng Văn hoá. Vấn đề là làm sao để xây dựng một lí thuyết về sự giải phóng, ở đó sự tự do cá nhân và sự phục hồi bản sắc văn hoá có thể cung cấp những phương tiện để khắc phục được sự tha hoá, mà không cầu cứu tới một thái độ duy ý chí về chủ nghĩa duy tâm. Ðể thực hiện được, nó đòi hỏi sự công nhận rằng tình trạng tha hoá được sản sinh bằng áp lực nội tại trong phạm vi riêng tư cũng nhiều như áp lực từ bên ngoài tác động trong phạm vi công cộng. Một trong những vấn đề còn lại chưa được giải quyết xuyên suốt tác phẩm của các tác giả này là tác động của cuộc cải cách kinh tế và sự tiêu thụ lộ liễu. Các tác giả như Vương Nhược Thuỷ và Lí Trạch Hậu đã hoan nghênh sự mở cửa mới, và cuộc cải cách kinh tế này chung quanh họ trong chừng mực nó đã nảy sinh một đợt sóng thử nghiệm mới và hợp tác với sự thương mại hoá và nền văn hoá đại chúng. Tuy vậy khi ôm lấy sự cởi mở này, họ thấy chính mình ngầm chấp thuận cái dạng thức quá độ mà Hà Tân đã đả kích mạnh mẽ. Câu hỏi then chốt còn lại là bằng cách nào để cổ vũ cho tính hiện đại từ bên trong, mà không đóng lại khả thể của sự đối thoại và trao đổi với những nền văn hoá phi Trung quốc.
Mặc dù Minford không nêu danh tánh, chính những truyện châm biếm của Vương Sóc về tội ác và tình yêu đã nhanh chóng liên kết tới khái niệm về loại "văn hoá lưu manh". Vào thời gian cho ra những cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông như, Những chủ nhân phá phách (1987), Anh chơi với nhịp tim em nhảy (1988), và Chớ xem tôi là người (1989), những nhân vật chính là những kẻ du thủ du thực, bị thôi thúc bởi tính chống uy quyền và tính đồng phục, trong xúc cảm chán chường và mang tính tiếu lâm. Trong tiểu thuyết Anh chơi với nhịp tim em nhảy, một trong những nhân vật bày tỏ: "Ðứng trong cái sân này tràn trề ánh mặt trời, tôi bị choáng mình với xúc cảm mạnh rằng mình đã bị đánh mất một cái gì đó" [20] . Ở đoạn kết cuốn tiểu thuyết Chớ xem tôi là người - xuất bản một vài tháng sau cuộc thảm sát Thiên an môn - những cư dân của Phố hẹp Thảm tử đọc một "lá thư đội ơn" gửi Ban Lãnh đạo Ðảng: "Ca tụng ngài, Chúa tể Cao xanh! Chúng tôi là cư dân Phố hẹp Thảm-tử tạ ơn ngài đã cứu vớt chúng tôi khỏi bể khổ, khỏi hố lửa, khỏi chính địa ngục" [21] . Ở giữa thư họ mô tả bản thân như sau:
Trong khi bắt chước giọng châm biếm của một tập thể quỵ luỵ ngoan ngoãn mà ta thấy rõ trong đoạn văn này nó còn phơi bày sự trống rỗng của lối ngôn ngữ tu từ và cả sự trống rỗng tiếp theo của chủ thể lên tiếng. Cách chơi chữ "hoàn toàn nghẹn lời" gợi ra một cảm giác bị choáng ngợp đồng thời cũng là sự rỗng tuếch đầu óc hoặc đầu óc trống vắng. Chính cái phẩm chất này là một phần trong cái đối tượng mà Hà Tân đã tấn công đối với "bọn dân vô tích sự" và nó là đặc trưng của một dòng nghệ thuật lưu manh, đặc biệt trong tác phẩm của những hoạ sĩ như Phương Lực Quân (Fang Lijun). Năm 1988 Phương Lực Quân bắt đầu vẽ và hoạ nhựng hình tượng đơn lẻ hoặc những nhóm người đăm đăm ngó ra từ tấm bố thường khi mặt nhăn nhó, mắt bé và đầu trọc. Ðấy là Lực Quân không phải mô tả "cái phản văn hoá nảy nòi" mà là "cái giải xám xịt triền miên."
Chú thích của tác giả
[1] Deng Xiaoping, People's Daily (19 Julay 1983)
[2]Vì sợ rằng sự đầu tư ngoại quốc sẽ hứng chịu hậu quả của tình tự chống phương Tây, chiến dịch này đã vội tài trợ trong năm tháng.
[3]Một số văn bản của Vương Nhược Thuỷ đã được dịch trong Inside Mainland China 5/6 (June 1983): 7-8. "Thần tượng Mao" hay sự "sùng bái lãnh tụ" đã bị các hoạ sĩ và nhà văn diễu cợt và châm biếm vào cuối thập niên 1980.
[4]Wang Ruoshui, "In Defense of Humanism" (1986), trích dẫn từ Jung Wang, High Culture Fever, (Berkeley: U of CA Press, 1996): 26
[5]Wei Lien Chong, "Combining Marx with Kant: The Philosophical Anthropology of Li Zehou", Philosophy East and West 49.2 (April 1999): 121
[6]Xiaobing Tang, "The Function of New History in Politics, Ideology and Literary Discourse" trong Modern China, do Liu Kang & Xiaobing Tang chủ biên (Durham: Duke U of Press, 1993), 284
[7]Liu Kang, "Subjectivity, Marxism and Culture in China", Social Text 31/32 (1993): 133
[8]Vào đầu năm 1984, Vương Nhược Thuỷ bị bãi chức khỏi ban trụ cột Nhân dân nhật báo, và được phục hồi cuối năm sau đó cùng với sự suy giảm của chiến dịch "Chống Ô nhiễm Tinh thần".
[9]Xem biên bản diễn văn của Ðặng tiểu bình tại Hội nghị toàn Ðảng lần thứ II vào ngày 12 tháng 10, 1983, phát hành trong Issue and Studies 20.4 (April 1984): 99-111
[10]Xem Thomas B. Gold, "Just in Time! China Battles Spiritual Pollution on the Eve of 1984", Asian Survey 34.9 (Sept. 1984): 957.
[11]Nt., 965
[12]Meishu 1 (1983): 4-9 & 5 (1983): 16-19. Xem Geremie Barme, phần dẫn nhập của dịch giả bài "A Word of Advice to the Politburo" của He Xin, Australian Journal of Chinese Affairs 23 (Jan. 1990): 51
[13]Karen Smith, "Contagious Desire", 53. Vào năm 1983, Lí Hiến Đình cộng tác với chuyên san Trung quốc mĩ thuật báo bênh vực cho các nghệ sĩ mới xuất hiện, chẳng hạn như nhóm Tinh tú (Stars) thành lập năm 1979.
[14]Trong số các tác giả trở thành mục tiêu đả kích của Hà Tân là Từ Tinh (Xu Xing) và Lưu Sách Lạp (Liu Soula). Xem các trích dịch trong cuốn New Ghosts, Old Ghosts, Old Dreams, do G. Barme & Linda Jaivin chủ biên (NY: Random House, 1992), 260-264. Hà Tân cũng phát hành cùng năm đó một bài báo " "Absurdity and Superfluous People in Contemporary," Dushu 11 (1985): 3-13
[15]John Minford, "Picking up the Pieces", 30
[16]Nt.
[17]Nt., 30 -31
[18]Nt., 31-32
[19]Nt.,30
[20]Jing Wang, High Cuture Fever, 272
[21]Wang Shuo, "MaoSpeak", Chinese Sociology and Anthropology 28.1 (Fall 1995): 96-98
[22]Nt.
Những địa chỉ tham khảo về nghệ thuật đương đại Trung quốc:
www.china-avantgarde.com/
www.chinese-art.com
www.newchineseart.com
www.courtyard-gallery.com/
www.chinesecontemporary.com
www.shanghart.com/home.htm
http://artscenechina.com/
http://wwar.com/cgi-bin/artslocator/country.cgi?country=CN
Năm 1979, Diệp Kiến Anh, một trong năm thành viên thuộc Uỷ viên Bộ Chính trị Thường vụ, kêu gọi xây dựng một "nền văn minh tinh thần" xã hội chủ nghĩa để mà chiến đấu với những gì được nhận thức như là cuộc khủng hoảng niềm tin dân tộc đang gia tăng và một nền văn hoá tiêu thụ đang nảy sinh. Ðược kế tục bởi Ðặng Tiểu Bình, quan niệm về một "nền văn minh tinh thần" xã hội chủ nghĩa đã trở nên có tính phê phán đối với sự chứng thực lời kêu gọi của ông đối với cải cách kinh tế. Sự cải cách, ông hứa hẹn, sẽ dẫn đến một nền văn minh vật chất xã hội chủ nghĩa, nhưng người ta chỉ có được sau khi nền văn minh tinh thần đã đạt được.
Cái chịu sự tấn công là sự suy đồi trưởng giả, và những kẻ "tôn thờ những thứ của ngoại quốc hoặc xu nịnh người ngoại quốc." Vào năm 1983, quan niệm này đã được nới rộng thành chiến dịch để tái thiết một nền đạo đức dân tộc dựa trên các mặt vệ sinh, luân lí, nghi thức, cư xử, và kỉ luật. Ý niệm tẩy uế vừa trong đảng và quốc gia về tội ác bạo động và không bạo động đã nở bung thời gian ngay sau cuộc Cách mạnh Văn hoá. Nhưng chiến dịch chống ô nhiễm tinh thần còn mở rộng xa hơn cả vấn đề tội ác, là đi sâu vào phạm vi của sản phẩm văn hoá. Dưới đảng Cộng sản, sản phẩm văn hoá không phải là một phạm vi tự chủ mà đúng hơn là công cụ để phát biểu các giá trị ý hệ của đảng. Như Ðặng Tiểu Bình lưu ý trong nột bài báo đăng trên Nhân dân Nhật báo tháng 7 cùng năm, trách nhiệm của nhà văn là làm trọn những nhu cầu tinh thần của đời sống trong các lãnh vực tư tưởng, văn hoá và đạo đức và để tạo nên hình ảnh con người xã hội chủ nghĩa mới [1] .
Tại Ðại hội Ðảng lần thứ XII vào tháng 10 năm 1983, Ðặng Tiểu Bình đã dồn sự hậu thuẫn vào chiến dịch này, ông lưu ý rằng "thực chất của sự ô nhiễm tinh thần là gieo rắc mọi dạng thức ý hệ thối nát và suy đồi của giới trưởng giả và của các giai cấp bóc lột khác cùng sự gieo rắc những tình tự ngờ vực đối với chính nghĩa xã hội chủ nghĩa và cộng sản." Kết quả là đã mở ra chiến dịch "Chống ô nhiễm tinh thần" [2]
Chống lại đường lối tư tưởng này, các nhà văn Trung quốc kiệt xuất như Vương Nhược Thuỷ (Wang Ruoshui), Chu Dương (Chou Yang), Lí Trạch Hậu (Li Zehou) và Lưu Tái Phục (Liu Zaifu) xem việc giải phóng bản ngã và phục hồi chủ thể tính có tầm quan trọng quyết định đối với việc làm sống lại văn hoá Trung quốc và chủ nghĩa xã hội. Và để đạt được điều đó, cần đến sự phục hồi chủ nghĩa nhân bản đã bị đàn áp dưới thời Mao. Ðề tài phê phán này không phải chỉ là vấn đề thuộc chủ thể cá nhân và chủ thể tính đã bị hi sinh nhân danh tập thể, hoặc ngay cả tính người đã bị giảm trừ thành tính giai cấp, mà di sản của cuộc Cách mạng Văn hoá ấy cũng còn là sự hạ giá tính người và loài người.Vào tháng Giêng năm 1983, Vương Nhược Thuỷ, phó chủ nhiệm tờ Nhân dân Nhật báo và là một trong những nhà văn lẫy lừng nhất chủ trương sự quay về với chủ nghĩa nhân bản xã hội, đã cho đăng bài tiểu luận "Bảo vệ chủ nghĩa Nhân bản," trong đó ông lập luận nhằm để song hàng hơn là đối lập chủ nghĩa nhân bản với chủ nghĩa Marx. Cách khác, cái còn lại của cuộc Cách mạng Văn hoá của Mao là điều ông gọi là "bóng ma của con người" đã bị tha hoá khỏi sự nhận thức về giá trị với tư cách là một con người và cá nhân, đã ám ảnh Trung quốc đương đại. Thế nhưng, hồi phục quan niệm giá trị con người đối với chủ nghĩa Marx và để tạo nên một hình thái chủ nghĩa nhân bản xã hội chủ nghĩa ngụ ý "kiên quyết bỏ rơi 'nền chuyên chính toàn diện' và cuộc đấu tranh không nhân nhượng mười năm loạn động, cởi bỏ sự phong thần của một cá nhân... duy trì sự bình đẳng của tất cả mọi người trước chân lí và pháp luật, và nhìn nhận những tự do cá nhân và nhân phẩm của công dân đều không được xâm phạm đến" [3] . Theo một cung cách dường như để đánh thức loại tác phẩm nghệ thuật gần đây, Nhược Thuỷ viết, "Chủ nghĩa nhân bản đối lập với hai thứ, một là "duy thần chủ nghĩa" (sự phong thần cho lãnh tụ), hai là, "thú tính chủ nghĩa"(sự giáng cấp con người xuống thành hạng thú vật) [4] .
Lí Trạch Hậu lập luận cho cuộc tranh cãi về nhân tính rằng nó sẽ là một ngành "nhân học thực tiễn làm người" hoặc là một "ngành nhân học mang tính triết học" [5] . Ðiều này có hai ngụ ý cơ bản: "một là đặt để con người như là chủ thể hành xử trong một một vận động lịch sử... hai là để thu hút sự hoạt động, tính tự chủ, và sáng tạo của tâm linh con người" [6] . Hơn nữa, trong một cuốn sách nhan đề Truyền thống và nhân vị Trung quốc (1988), đồng tác giả với nhà phê bình Lí Cương (Li Gang), điểm son của tính hiện đại Trung quốc được nhận diện như là sự xuất hiện của những giá trị cá nhân chủ nghĩa và chủ thể tính" [7] . Bằng sự liên kết chủ thể tính với tính hiện đại Trung quốc, những tác giả ngụ ý đã tóm lược một lập trường trái nghịch với lối phê bình theo chủ nghĩa nhân bản của đảng Cộng sản. Như Lưu Tái Phục đã nêu lên, một lí thuyết về chủ thể tính bao hàm sự chuyển di vấn đề bản thể luận từ chủ đề "Tôi là ai?" sang đến câu hỏi "Ai là Con người?" " Nhân tính nằm trong cốt lõi của chủ thể tính, và vì vậy một sự trân trọng chủ thể tính có tính quyết định đối với sự hiểu biết về sự sáng tạo nghệ thuật hay văn học. Tuy vậy, Lí Cương lại cảnh giác rằng sự ôm lấy chủ nghĩa nhân bản có thể cũng dẫn đến sự củng cố một cuộc vận động "tả phái" cho những giá trị đạo đức tuyệt đối và sự thuần khiết về đạo đức, ắt sẽ dẫn đến sự phủ nhận kịch liệt những ích lợi, nhu cầu và quyền hạn của cá nhân.
Chính bên trong những khái niệm này những người cổ vũ cho chủ nghĩa nhân bản, đặc biệt là Vương Nhược Thuỷ, đã bị đả kích dữ dội trong suốt cuộc vận động "Chống ô nhiễm tinh thần" [8] . Không chỉ tội ác và sự khiêu dâm đã xói mòn những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội, mà còn ảnh hưởng của những gì được nhận thức như là những lí thuyết trưởng giả nhất định, đáng lưu ý hơn hết là sự tha hoá xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa cá nhân, và chủ nghĩa nhân bản [9] . Vào ngày 28 tháng 10 Ðặng Lập Quần, Bộ trưởng Bộ Tuyên huấn, nói với giới báo chí trên tờ Liên hiệp Báo (Associated Press), định nghĩa sự "ô nhiễm tinh thần" như sau:
Những gì tục tĩu, man rợ hay phản động; thị hiếu thô thiển trong những màn trình diễn nghệ thuật; những ra sức kiếm tư lợi, hoặc đắm mình trong chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa vô chính phủ, và chủ nghĩa tự do, cùng việc viết báo hay những phát biểu nhằm chống lại với hệ thống xã hội của đất nước. [10]
Hình 4. Lưu Vĩ (Liu Wei), Lợn (chi tiết), 1998, sơn dầu trên bố, 120 x 200 cm |
Khi sự "tôn sùng chủ nghĩa cá nhân" bị xem như là bằng chứng rõ nhất trong kiểu ăn mặc "hippy" của phương Tây, lối cư xử và âm nhạc, những phạm vi nghệ thuật và văn học và nghệ thuật cùng bị ghép vào như là sự ảnh hưởng tiêu tực lên những giá trị Trung quốc. Từ Ðức Hành, chủ tịch của Cửu Tam Học xã, lí luận rằng:
Mối ảnh hưởng của ý hệ tiểu tư sản đồi truỵ và sự xói mòn của nó đã trở nên trầm trọng hơn và những số sách, báo, băng nghe và băng hình tràn lan tính khiêu dâm, những thứ phi lí và phản động đó đã trở nên nguyên nhân trầm trọng đối với sự phạm pháp của giới thanh thiếu niên, và những quan niệm phóng túng của giới trưởng giả, và mọi loại ý hệ thối nát đã xâm lược những môi trường văn hoá nghệ thuật thuộc ý hệ và lí thuyết của xã hội chúng ta. [11]
Như chính Ðặng Tiểu Bình đã lưu ý, chính vì những nghệ sĩ và nhà văn bênh vực cho các trường phái chủ nghĩa hiện đại, vì vậy "bắt chước một cách mù quáng và theo đuôi điên cuồng nền văn hoá ngoại quốc" mà đánh mất đi những truyền thống Trung quốc. Các sản phẩm văn hoá ngoại quốc đang tiện nghi hoá địa phương, và do đó đang làm ô nhiễm nền tảng tinh thần truyền thống Trung quốc. Chủ nghĩa hiện đại, nói cách khác, đã tràn lan thành dòng ô nhiễm tinh thần của phương Tây bởi vì nó xuất hiện để phản ánh những đặc điểm tồi tệ của chủ nghĩa tư bản, chẳng hạn như sự thương mại hoá, chủ nghĩa cá nhân và sự vô trách nhiệm về mặt xã hội. Tại Phiên họp lần thứ Hai của Hội nghị toàn Ðảng lần thứ XII. Ðặng đã kết án những nhà văn và nghệ sĩ "náo nức trú mình trong cái tối tăm và iếm thế," những kẻ "làm bất kể cái gì vì tiền bạc.. trình diễn một cách bừa bãi... sử dụng hình thức và nội dung thấp hèn và thô thiển để dễ dàng kiếm lợi," và "chiều theo những thị hiếu thấp hèn của một bộ phận công chúng". Chúng ta cũng có thể thấy sự gần gũi của loại ngôn ngữ này trở về lại cùng với đề tài cấm kị ở năm 2001.
Hình 5. Dụ Hồng (Yu Hong), Phiên chợ phù hoa, 1992, sơn dầu trên bố, 177 x 182 cm |
Tuy vậy, ngay cả trước khi Hội nghị lần thứ XII, hiệu quả của chiến dịch đột xuất chống lại sự "ô nhiễm tinh thần" đã tràn lan khắp các giới văn học nghệ thuật. Ðầu năm 1983, nhà phê bình nghệ thuật Lí Hiến Đình (người sau này giám định cuộc triển lãm Nỗi ám sợ bị hại năm 2000) bị Ðặng Lập Quần bãi chức chủ nhiệm tờ nguyệt san nghệ thuật Mĩ thuật [12] vì "ô nhiễm tinh thần" [13] . Nguyên nhân trực tiếp là việc đăng hai kì bài báo về nghệ thuật trừu tượng và thư pháp do Lí Hiến Đình (Li Xianting) và Hà Tân (He Xin) một viện sĩ trẻ của Viện Khoa học Xã hội. Trong bài báo, họ lập luận cho sự ra khỏi chủ nghĩa hiện thực, đặc biệt ủng hộ khuôn mẫu chủ nghĩa hiện đại phương Tây. Lí Hiến Đình tốt nghiệp phân khoa hội hoạ truyền thống Trung quốc của Viện Mĩ thuật Trung ương, ông ủng hộ cho sự đối thoại với phương Tây và một mức độ thử nghiệm khiến vì nó lật nhào cái nền mĩ học của chủ nghĩa hiện thực được chính quyền chủ trì. Tiếp sau sự sa thải ông khỏi tờ Mĩ thuật, Lí Hiến Đình trở thành đối thủ về ý hệ với kẻ cộng tác trước đây của ông là Hà Tân, và ông là nhân vật chủ chốt trong sự cổ vũ và việc tiếp nhận có tính quyết định tới sự thử nghiệm và nghệ thuật tiền phong ở Trung quốc. Hà Tân, một cựu Vệ binh Ðỏ, mặt khác đã trở thành nhà ý hệ của Ðảng, đả kích kịch kiệt loại hình nghệ thuật và văn học của những nghệ sĩ thử nghiệm tiền phong mà Ðặng Lập Quần đã lôi ra kết án. Trong bài báo "Về bọn vô tích sự" (Ða dư nhân), ra năm 1985, Hà Tân rút ra từ truyền thống văn học Nga thế kỉ XIX về tình trạng thừa mứa và phi lí để mà đả kích những khuynh hướng nào đó trong nghệ thuật và văn học đương đại. "Vô tích sự" mang nghĩa vô dụng, không sản xuất, sản phẩm của một nền văn hoá hướng tới tiêu thụ dựa trên sự thừa mứa. Ðây không phải là mĩ học của sự phi lí bị Ðảng kết án. Trái lại, tính phi lí đã được thừa nhận sau 1984 khi Ðảng kêu gọi sự tự do nghệ thuật. Ðúng hơn, Những gì Hà Tân nhận thấy là một xu hướng nguy hiểm vô liêm sỉ trong những tác giả đương đại Trung quốc được thấy trong cái thông điệp nó truyền đạt [14] . Tạo ra tính cách phản anh hùng mà không ảo mộng hoặc là hi vọng, họ tìm cách diễn tả cái trạng thái chán chường mà thanh niên trung quốc trải nghiệm. Tuy nhiên, đối với Hà Tân, đây là công trình của chủ nghĩa hư vô về văn hoá, được thành lập trên truyền thống - đặc biệt là Freud và Nietzsche - mà cả hai đều xa lạ và ngoại nhập đối với Trung quốc. Thừa mứa là điều thường được gắn liền với những gì đặc trưng cho phương Tây và do đó phi Trung quốc. Từ cái nhìn này, từ ngữthừa mứa khởi sự tương ứng với quan niệm chủ nghĩa Marx về sự thặng dư, đặc biệt đối với chính sách mở cửa du nhập nền văn hoá tiêu thụ của Ðặng Tiểu-Bình. Hơn nữa, quan niệm về giá trị thặng dư lại tương ứng với sự vong thân của chủ nghĩa tư bản. Cải cách, nói cách khác, đã đang chuyển hoá văn hoá Trung quốc đi vào một cảnh tượng giáng cấp, xói mòn quan niệm của Trung quốc về con người và chủ thể cá nhân.
Trên cái hậu cảnh này, John Minford xác định quan niệm về một nền "văn hoá lưu manh" trong bài báo của ông phát hành cùng năm với bài của Hà Tân. Minford biểu thị lưu manh như là thuật ngữ cho "những kẻ cà lơ phất phơ, du côn, bụi đời, du thủ du thực, vô tích sự" [15] . Những kẻ hiếp dâm, đĩ điếm, giới buôn bán chợ đen, giới trí tha tha hoá, và đám nghệ sĩ hay nhà thơ được kết nối với nhau thành cái mà ông mô tả như một dải quang phổ "có cái đuôi đen của quỷ, khúc giữa thì xám xịt triền miên, còn khúc đầu thì sáng bóng và đôi mắt thì quắc nhìn" [16] . Tất cả tạo thành một "nền văn hoá thế chỗ đang nẩy nòi" (embryonic alternative culture) hoặc "hiện trường phản-văn hoá ló dạng," (emergent counter-cultural scene) bởi vì trong cái khoảng trống để lại từ luồng Cách mạng Văn hoá, họ bị ném trở lại với nguồn vốn của mình đã khiến cho họ có được "một cảm nhận xác thực về bản sắc và văn hoá" cùng một "cái nhìn triệt để, không chỉ ở hiện tại mà còn về nền văn hoá truyền thống" [17] . Từ đó, một trong những điều mỉa mai về cuộc Cách mạng Văn hoá là sự thất bại của nó "đã để lại đằng sau một thế hệ có khả năng hoà giải với truyền thống và một cảm xúc chân thật đối với tính hiện đại" [18] . Ðối với tác giả [Minford] đây không phải là một sự du nhập mà đúng hơn là một "văn hoá bản địa mới", nó đang khám phá ra rằng nhiều nguồn liệu của phương Tây có gốc gác từ "phương Ðông cổ", sẽ mang lại "dưỡng chất tâm linh cho vùng hoang địa" [19] .
Từ nhãn quan này, Minford, giống như Vương Nhược Thuỷ và những người khác, xem những tác động của trào lưu Cải cách dưới một ánh sáng tích cực. Sự khai mở trào lưu Cải cách giúp đổ đầy khoảng trống để lại do cuộc Cách mạng Văn hoá. Vấn đề là làm sao để xây dựng một lí thuyết về sự giải phóng, ở đó sự tự do cá nhân và sự phục hồi bản sắc văn hoá có thể cung cấp những phương tiện để khắc phục được sự tha hoá, mà không cầu cứu tới một thái độ duy ý chí về chủ nghĩa duy tâm. Ðể thực hiện được, nó đòi hỏi sự công nhận rằng tình trạng tha hoá được sản sinh bằng áp lực nội tại trong phạm vi riêng tư cũng nhiều như áp lực từ bên ngoài tác động trong phạm vi công cộng. Một trong những vấn đề còn lại chưa được giải quyết xuyên suốt tác phẩm của các tác giả này là tác động của cuộc cải cách kinh tế và sự tiêu thụ lộ liễu. Các tác giả như Vương Nhược Thuỷ và Lí Trạch Hậu đã hoan nghênh sự mở cửa mới, và cuộc cải cách kinh tế này chung quanh họ trong chừng mực nó đã nảy sinh một đợt sóng thử nghiệm mới và hợp tác với sự thương mại hoá và nền văn hoá đại chúng. Tuy vậy khi ôm lấy sự cởi mở này, họ thấy chính mình ngầm chấp thuận cái dạng thức quá độ mà Hà Tân đã đả kích mạnh mẽ. Câu hỏi then chốt còn lại là bằng cách nào để cổ vũ cho tính hiện đại từ bên trong, mà không đóng lại khả thể của sự đối thoại và trao đổi với những nền văn hoá phi Trung quốc.
Mặc dù Minford không nêu danh tánh, chính những truyện châm biếm của Vương Sóc về tội ác và tình yêu đã nhanh chóng liên kết tới khái niệm về loại "văn hoá lưu manh". Vào thời gian cho ra những cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông như, Những chủ nhân phá phách (1987), Anh chơi với nhịp tim em nhảy (1988), và Chớ xem tôi là người (1989), những nhân vật chính là những kẻ du thủ du thực, bị thôi thúc bởi tính chống uy quyền và tính đồng phục, trong xúc cảm chán chường và mang tính tiếu lâm. Trong tiểu thuyết Anh chơi với nhịp tim em nhảy, một trong những nhân vật bày tỏ: "Ðứng trong cái sân này tràn trề ánh mặt trời, tôi bị choáng mình với xúc cảm mạnh rằng mình đã bị đánh mất một cái gì đó" [20] . Ở đoạn kết cuốn tiểu thuyết Chớ xem tôi là người - xuất bản một vài tháng sau cuộc thảm sát Thiên an môn - những cư dân của Phố hẹp Thảm tử đọc một "lá thư đội ơn" gửi Ban Lãnh đạo Ðảng: "Ca tụng ngài, Chúa tể Cao xanh! Chúng tôi là cư dân Phố hẹp Thảm-tử tạ ơn ngài đã cứu vớt chúng tôi khỏi bể khổ, khỏi hố lửa, khỏi chính địa ngục" [21] . Ở giữa thư họ mô tả bản thân như sau:
Chúng tôi là những người dân thấp cổ bé miệng bọn lê dân đầu đen cặn bã các con các cháu của ngài như mớ cỏ như lũ chó hoang mèo hoang như bọn tiểu nhân lưu manh của trăm họ chúng tôi cảm thấy ôi sao mà hạnh phúc cực xúc động rất bối rối rất hồ hởi tràn trề vận may vô cùng đội ơn giàn giụa nước mắt lòng dạ trào dâng như biển cả đến nỗi hoàn toàn nghẹn lời. [22]
Trong khi bắt chước giọng châm biếm của một tập thể quỵ luỵ ngoan ngoãn mà ta thấy rõ trong đoạn văn này nó còn phơi bày sự trống rỗng của lối ngôn ngữ tu từ và cả sự trống rỗng tiếp theo của chủ thể lên tiếng. Cách chơi chữ "hoàn toàn nghẹn lời" gợi ra một cảm giác bị choáng ngợp đồng thời cũng là sự rỗng tuếch đầu óc hoặc đầu óc trống vắng. Chính cái phẩm chất này là một phần trong cái đối tượng mà Hà Tân đã tấn công đối với "bọn dân vô tích sự" và nó là đặc trưng của một dòng nghệ thuật lưu manh, đặc biệt trong tác phẩm của những hoạ sĩ như Phương Lực Quân (Fang Lijun). Năm 1988 Phương Lực Quân bắt đầu vẽ và hoạ nhựng hình tượng đơn lẻ hoặc những nhóm người đăm đăm ngó ra từ tấm bố thường khi mặt nhăn nhó, mắt bé và đầu trọc. Ðấy là Lực Quân không phải mô tả "cái phản văn hoá nảy nòi" mà là "cái giải xám xịt triền miên."
Hình 6. Trương Bồi Lực (Zhang Beili), những cảnh trong Vệ sinh #3, 1991, phim video |
Chú thích của tác giả
[1] Deng Xiaoping, People's Daily (19 Julay 1983)
[2]Vì sợ rằng sự đầu tư ngoại quốc sẽ hứng chịu hậu quả của tình tự chống phương Tây, chiến dịch này đã vội tài trợ trong năm tháng.
[3]Một số văn bản của Vương Nhược Thuỷ đã được dịch trong Inside Mainland China 5/6 (June 1983): 7-8. "Thần tượng Mao" hay sự "sùng bái lãnh tụ" đã bị các hoạ sĩ và nhà văn diễu cợt và châm biếm vào cuối thập niên 1980.
[4]Wang Ruoshui, "In Defense of Humanism" (1986), trích dẫn từ Jung Wang, High Culture Fever, (Berkeley: U of CA Press, 1996): 26
[5]Wei Lien Chong, "Combining Marx with Kant: The Philosophical Anthropology of Li Zehou", Philosophy East and West 49.2 (April 1999): 121
[6]Xiaobing Tang, "The Function of New History in Politics, Ideology and Literary Discourse" trong Modern China, do Liu Kang & Xiaobing Tang chủ biên (Durham: Duke U of Press, 1993), 284
[7]Liu Kang, "Subjectivity, Marxism and Culture in China", Social Text 31/32 (1993): 133
[8]Vào đầu năm 1984, Vương Nhược Thuỷ bị bãi chức khỏi ban trụ cột Nhân dân nhật báo, và được phục hồi cuối năm sau đó cùng với sự suy giảm của chiến dịch "Chống Ô nhiễm Tinh thần".
[9]Xem biên bản diễn văn của Ðặng tiểu bình tại Hội nghị toàn Ðảng lần thứ II vào ngày 12 tháng 10, 1983, phát hành trong Issue and Studies 20.4 (April 1984): 99-111
[10]Xem Thomas B. Gold, "Just in Time! China Battles Spiritual Pollution on the Eve of 1984", Asian Survey 34.9 (Sept. 1984): 957.
[11]Nt., 965
[12]Meishu 1 (1983): 4-9 & 5 (1983): 16-19. Xem Geremie Barme, phần dẫn nhập của dịch giả bài "A Word of Advice to the Politburo" của He Xin, Australian Journal of Chinese Affairs 23 (Jan. 1990): 51
[13]Karen Smith, "Contagious Desire", 53. Vào năm 1983, Lí Hiến Đình cộng tác với chuyên san Trung quốc mĩ thuật báo bênh vực cho các nghệ sĩ mới xuất hiện, chẳng hạn như nhóm Tinh tú (Stars) thành lập năm 1979.
[14]Trong số các tác giả trở thành mục tiêu đả kích của Hà Tân là Từ Tinh (Xu Xing) và Lưu Sách Lạp (Liu Soula). Xem các trích dịch trong cuốn New Ghosts, Old Ghosts, Old Dreams, do G. Barme & Linda Jaivin chủ biên (NY: Random House, 1992), 260-264. Hà Tân cũng phát hành cùng năm đó một bài báo " "Absurdity and Superfluous People in Contemporary," Dushu 11 (1985): 3-13
[15]John Minford, "Picking up the Pieces", 30
[16]Nt.
[17]Nt., 30 -31
[18]Nt., 31-32
[19]Nt.,30
[20]Jing Wang, High Cuture Fever, 272
[21]Wang Shuo, "MaoSpeak", Chinese Sociology and Anthropology 28.1 (Fall 1995): 96-98
[22]Nt.
Những địa chỉ tham khảo về nghệ thuật đương đại Trung quốc:
www.china-avantgarde.com/
www.chinese-art.com
www.newchineseart.com
www.courtyard-gallery.com/
www.chinesecontemporary.com
www.shanghart.com/home.htm
http://artscenechina.com/
http://wwar.com/cgi-bin/artslocator/country.cgi?country=CN
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét