Thứ Tư, 10 tháng 4, 2024

Hoạ sĩ Albert Cézard ở Đông Dương

Hoạ sĩ Albert Cézard trong xưởng nghệ thuật của ông ở Hà Nội năm 1909, 

Albert Cézard (1869- mất khoảng 1916) là họa sĩ và nhà đồ hoạ xuất sắc. Ông sinh năm 1869 tại Nantes trong một gia đình làm chủ tàu trường kì và có quyền lực trong công ty Đông Ấn Hà Lan (Indonesia ngày nay). Thời thơ ấu Cézard quan tâm đến nhiếp ảnh và in thạch bản. Như nhiều thanh niên Pháp thời đó,lòng yêu tự do và có máu phiêu lưu, Cézard gia nhập thuỷ quân lục chiến ở Bắc Kì, và phục vụ xong ba năm nghĩa vụ quân sự và bị vẻ đẹp của Đông Dương thu hút. Sau đó ông làm thợ xắp chữ tại xưởng in Schneider nổi tiếng ở Hà Nội, vài tháng sau ông bắt tay vào vẽ tranh biếm họa bằng cách xuất bản một tờ tuần báo, La vie Indochinoise, trong đó ông vẽ hí hoạ mọi con người sống ở xã hội thuộc địa. Sau bảy năm, 1900, ông trở lại Pháp dự các khoá học để thành thục các kĩ năng nghệ thuật. Ông đã khiến những du khách đến tham quan Triển lãm Họa sĩ Thuộc địa năm 1903 trầm trổ trước 30 bức vẽ tuyệt đẹp bằng mực tàu và bột màu; đó là loạt tranh minh họa tập thơ “Rimes Chinoises” của Pouvourville. Nhờ thành công ấy, ông có được tài trợ làm chuyến nhiệm vụ nghệ thuật ở Đông Dương và cũng lợi dụng cơ hội làm một chuyến khám phá đồng bằng sông Châu Giang ở Quảng Đông. Ông đã dành thời gian để xuất bản hai tập sách hài hước ở Hà Nội, sau đó trở về Pháp với lượng tài liệu phong phú cho phép ông cho ra đời nhiều bản vẽ và tranh vẽ trong những năm tiếp theo, và ông cũng minh hoạ cho một số tiểu thuyết thuộc địa.  Cézard đã trưng bày tại triển lãm thuộc địa ở Marseille năm 1906 và Bordeaux vào năm sau đó. Tạp chí Depeche Coloniale Illustree số đặc biệt ra ngày 31 tháng 1 năm 1908 có bài “Nghệ thuật ở Viễn Đông thuộc Pháp” do Pouvourville viết chủ yếu về Cézard va đăng nhiều tranh ảnh. Ông củng với các tác giả thành danh khác như như Pierre Mille, A. Drouin, Maybon, Claude Farrere và người bạn thâm niên Pouvourville thành lập nhóm "người Pháp ở châu Á", với mục tiêu là quảng bá vẻ đẹp Đông Dương và làm cho dân ở thủ phủ Pháp yêu xứ sở mà họ đang sống.


Người bán hoa, sơn dầu trên bố 60x40cm, vẽ khoảng 1900 -1910


Vấn tóc. Sơn dầu trên bố, 50 x 32 cm, vẽ khoảng 1900 -1910


Thợ cắt tóc và lấy ráy tai, sơn dầu trên bố, vẽ khoảng 1900 -1910


Xóm chài ở Vịnh Hạ Long, sơn dầu trên ván ép, l37 x 24 cm, vẽ khoảng 1900 -1910


Cảnh ven sông Hồng, sơn dầu trên bố, 145 x 95 cm , vẽ khoảng 1900 -1910


Pha trà, sơn dầu trên bố, 210x180cm, vẽ khoảng 1900 -1910


Rước dâu lúc sáng sớm, sơn dầu, ảnh đăng trên tạp chí Dépêche Coloniale Illustrée 31.1.1908


Cảnh Hồ Tây, sơn dầu, 210x215cm, vẽ khoảng 1900 -1910


Câu cá, màu nước trên giấy 30x20cm, vẽ khoảng 1900 -1910

Người chơi đàn nguyệt, sơn dầu, 155 x 100 cm, vẽ khoảng 1900 -1910




Trên sông Châu Giang (Quảng Đông), (ảnh đăng trên tạp chí Dépêche Coloniale Illustrée 1908)

Trên sông Châu Giang (Quảng Đông), đăng trên tạp chí Dépêche Coloniale Illustrée 1908







 

Thứ Năm, 9 tháng 11, 2023

NHỮNG BỨC CHÂN DUNG PHAN BỘI CHÂU DO HƯƠNG KÝ CHỤP NĂM 1926

Có hai hiệu ảnh lớn và chuyên nghiệp đầu tiên của người Việt: hiệu ảnh Khánh Ký của ông Nguyễn Đình Khánh (1874 – 1946) số 54 đường Bonnard (Lê Lợi), Sài Gòn, và hiệu ảnh Hương Ký của ông Nguyễn Lan Hương (1887–1949) ở số 86 phố Hàng Trống, Hà Nội. Một điểm chung là cả hai nhà nhiếp ảnh này đương thời đều ủng hộ phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, thậm chí tham gia phong trào này, như trường hợp Khánh Ký (vì vậy có thời gian ông đã phải lánh sang Pháp và mở hiệu ảnh ở Paris; thời gian Hồ Chí Minh ở Pháp đã học nghề ảnh tại tiệm của ông). Các bức chụp chân dung Phan Châu Trinh mà ta biết tới đều do Khánh Ký chụp tại Pháp, và cuối cùng là bộ ảnh nổi tiếng của ông chụp đám tang Phan Châu Trinh ở Sài Gòn năm 1926.

Còn Hương Ký, ngoài là nhà nhiếp ảnh, ông cũng là nhà làm phim nổi tiếng của Hà Nội vào đầu những thập kỉ thế kỉ 20. Theo tTrung Bắc Tân Văn đăng tin: Hôm 6/1 [1926] mới rồi, một nhà chụp ảnh ở Hà thành có đến nơi công thự của quan Binh bộ thị lang Nguyễn Bá Trác là nơi tạm trú của ông Phan Bội Châu, xin làm phim chớp ảnh, được ông Phan bằng lòng cho làm.” Những bức ảnh do Hương Ký chụp Phan Bội Châu vào thời điểm nói trên, chỉ khoảng hai tháng sau sự kiện chấn động: thực dân Pháp lập phiên toà đem Phan Bội Châu ra xét xử vào ngày 23.11.1925. Sau phiên toà lịch sử lừng danh đó, Phan Bội Châu được "ân xá" cho về "an trí" ở Huế, đầu tiên ông tạm trú ở dinh làm việc của Nguyễn Bá Trác (từng là nhà cách mạng theo phong trào Đông Du, sau đó ông quay về Hà Nội làm về báo chí và văn hoá với Phạm Quỷnh). 

Trong số các bức chân dung do Hương Ký chụp quảng bá cho cuốn phim tài liệu về các giai đoạn cuộc đời Phan Bội Châu, có bức "ông đồ xứ Nghệ" với áo the, khăn vấn và đeo kính mảnh, đã trở thành một "icon' nổi tiếng nhất của cụ Phan. Còn cuốn phim tài liệu quý giá kia có lẽ do quan điểm không hợp với nhà cầm quyền Pháp vì sợ dấy động tâm tình người Việt yêu mến cụ Phan, cho nên sau đó không thấy được trình chiếu, và cũng không còn nghe biết tới số phận của cuốn phim đó nữa. Thật tiếc.


Bức ảnh tái hiện Phan Bội Châu khi chưa xuất dương, và đang còn là "ông đồ xứ Nghệ"


Phan Bội Châu ngồi trước thư án và đang nhập tâm viết. Ta thấy các bức thư pháp của ông viết và treo trên tường. Bức ảnh này tái hiện thời gian Phan Bội Châu ở Nhật, cắt tóc và ăn mặc Âu phục từ khi đem Kỳ Ngoại Hầu Cường Để sang. Đây là thời gian ông đã viết Việt Nam vong quốc sửLưu Cầu huyết lệ thư

Bức ảnh tái hiện thời Phan Bội Châu ở Quảng Đông





*

Nguồn hình ảnh trích từ cuốn: Sào Nam Phan Bội Châu tiên sanh lịch sử - Tấm lòng vì nước (Tường thuật về lịch sử thân thế cụ Phan, dư luận quốc dân và dư luận các báo từ khi Cụ về nước tới nay, phụ thêm ít vần thơ Cụ làm và người ta mừng Cụ), do Thịnh Quang Nguyễn Đức Riệu xuất bản, in tại nhà in Xưa-Nay, 62-64 Bonnard Boulevard, Saigon, 1926; Lưu ý địa chỉ nhà in cạnh tiệm ảnh Khánh Ký.
Nguồn tải sách: https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k4228224d/f1.item.r=Phan%20B%E1%BB%99i%20Ch%C3%A2u


Thứ Hai, 10 tháng 7, 2023

Bộ tranh khắc gỗ Henri Oger - bản lưu trữ tại Thư viện Đại học Keio, Nhật Bản

Kĩ thuật của người An Nam | Technique du peuple Annamite là một công trình nghiên cứu về xã hội ở An Nam do Henri Oger chủ xướng với bốn nghệ nhân người Việt minh hoạ và khắc gỗ (gồm Nguyễn Văn Đãng, Phạm Trọng Hải, Nguyễn Văn Giai, và Phạm Văn Tiêu -phần lớn là người Hải Dương (của các làng như Hồng Lục, Liễu Tràng với truyền thống lâu đời về tranh khắc gỗ) được thực hiện vào năm 1908–1909. Thời đó bộ sách được phát hành chỉ với số lượng hạn chế khoảng 60 bản. Nội dung phản ánh đời sống của người dân Bắc Kì cuối thế kỉ IX - đầu XX. Các bức tranh khắc gỗ trong Kĩ thuật của người An Nam trải dài nhiều đề tài từ việc sản xuất, nghề nghiệp, dụng cụ, tín ngưỡng, phong tục, trò chơi dân gian đến các nhân vật lịch sử đương thời và đời sống muôn mặt của người dân Bắc Kì xưa. 

Bộ sách Technique du peuple Annamite gồm 2 cuốn, xuất bản lần đầu năm 1909 (do Nhà xuất bản Geuthner, Paris). Cuốn 1 gồm những giới thiệu tổng quát và nghiên cứu; cuốn 2 (chia thành 15 tập) là một album gồm 700 trang in mộc bản trên trang giấy dó khổ 65x45cm, tổng cộng gồm 4577 bức tranh khắc mà Henri Oger gọi là một “Bách khoa toàn thư về mọi dụng cụ, đồ nghề, mọi cử chỉ sinh hoạt và nghề nghiệp của người An Nam-Bắc Kì”.

Một trăm năm sau, 2009, bộ sách này đã được Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (École française d'Extrême-Orient, viết tắt EFEO) hợp tác với Nbx Thế giới 2009 để tái bản, bằng ba thứ tiếng Pháp-Anh-Việt, vẫn giữ nguyên cấu trúc của ấn bản gốc, nhưng chia thành 3 cuốn (Cuốn 1: những bài nghiên cứu; Cuốn 2 & 3: bộ tranh gồm 700 tấm/trang; trên khổ giấy trắng 31.5x24cm) .

Điều rất lạ là ấn bản Technique du peuple Annamite lưu trữ tại thư viện Đại học Keio tại Nhật Bản lại có tới 3 cuốn (so với bản gốc 2 cuốn do Nxb Geuthner, Paris, 1909 như đề cập ở trên). Cuốn thứ III này có 392 trang mộc bản cũng với khổ giấy dó 65x45cm (trên mỗi trang được dán thủ công từ 2 tới 4 bức tranh khắc và cũng như bản gốc, việc sắp xếp từng bức tuy có đánh số nhưng không theo thứ tự, hệ thống hay chủ đề), nếu tính số lượng, ta có thêm khoảng 1400 bức tranh khắc nữa! Những trang mộc bản quý giá này chưa từng được công bố mà trước đây ta vốn chỉ được nghe nói tới. Do thư viện trường đại học Keio đã mua từ bộ sưu tập cá nhân của henri Oger vào năm 1950 vì vậy có thêm rất nhiều các bản khắc chưa từng được xuất bản. Điều đặc biệt là trên 392 trang này, mỗi hình ảnh trong nguyên bản chú chữ Nôm hay Hán, ta đều thấy những nét chữ ghi bằng bút chì phiên âm và dịch ra chữ quốc ngữ cũng như thêm nhiều chú thích chi tiết về hình ảnh. 

Đây có thể xem là tin vui cho những người nghiên cứu văn hoá và nghệ thuật Việt Nam: mới đây trang văn khố được số hoá của Thư viện Đại học Keio (Digital Collections of Keio Libraries) đã đưa lên mạng toàn bộ công trình tập tranh mộc bản Technique du peuple Annamite của Henri Oger đầy đủ cả ba cuốn nói trên. Có thể tham khảo hay tải xuống tại địa chỉ: 『安南人の技術』hoặc: https://dcollections.lib.keio.ac.jp/ja/special/2/8?fbclid=IwAR3mpQa9a5bE11D9H6YlNoRPTDESFvkAi_jkm5ntJFTBJbwIcrFRYu8_0tw

Dưới đây sẽ lần lượt giới thiệu một số tranh khắc từ cuốn thứ III, và để cho dễ xem, những minh hoạ sẽ được người soạn tự ý sắp xếp theo từng chủ đề. 



*

LÊN ĐỒNG


Phụ đồng lấy phong văn

Bắt đồng tà

Đội bát hương

Chầu văn các bà

Mẹ đồng quan lễ

Nhà trò phụ đồng thiếp

Khoán đồng tà - Xiên lình - Lên đồng xiên lình

Bà đồng ngậm đĩa đèn làm phép

Lên đồng phun dầu vào giấy để làm rượu

Lên đồng Quan Lớn

Đội đèn múa hát

Bà đồng thăng đồng

Lên đồng ngậm hương

Lên đồng chích huyết

Quan âm đánh đồng tà

Lên đồng hoả thang rửa mặt

- Cầm bát hương lên đồng                 -Bà đồng thư phù miếng trầu đề ban lộc

Lên đồng trị bệnh

Phụ cánh phan


*

HÌNH PHẠT

Hỏi kiện ở điếm

Quan xử kiện

Lính huyện giải tù lên tỉnh


Phạm đại nghịch


Tội châm kim ngón tay

Voi giày

Khảo đầu gối

Phân thây người tù tội nặng


Tập chém (bằng cây chuối hột)

Kẹp ngũ trảo

Giải tù


Bỏ rọ trôi sông



Phải tội cắt gót

Gông cây chuối - Trói hàm thiếc để tra của - Đóng gông cây chuối - Gông cổ




CON CHÓ

Quạt thuốc chó điên

Chó cắn thì lấy vềt móng chân nó cào xuống đất để đắp cho khỏi

Ăn thịt chó mực cho con khỏi gầy

Treo chó bán hàng

Đứa ở sát quả ớt vào đít chó để nó điên

Bắt chó

Cạo lông chó

Thui chó

Luộc thịt chó

Chó trắng nuôi nhiều năm thì nó tác quái

Hủi bắt chó

Nuôi chó để bán



*

CON LỢN



Khiêng lợn

Quay lợn

Lợn ra (xổng chuồng) thì lấy đũa cắm vào đầu rau đề nó về 

Xách thủ lợn

Đánh dấu lợn

Vác lợn

Bôi vôi tai lợn để thả

Mang lợn tới tạ ơn thầy (?)

Giết lợn thấy dát lưỡi thì trong hội tiệc cãi nhau

Biếu ông tiên chỉ thủ lợn


*


CƯỚI HỎI

Băng nhân (người mai mối) đưa người đi xem mặt

Trước khi hỏi vợ cho con thì ông bố trước lễ ở nhà cho con

Con gái lấy chồng biếu nem bánh

Mời chú rể cô dâu ăn trầu


Cô dâu lễ mừng thọ nhà chồng


Đóng cửa chú rể


Chú rể đi đón dâu


Chú rể mặc áo thụng


Tế tơ hồng


Đóng cửa nhà thờ không cho chú rể vào



Chú rể lại mặt


Cưới vợ chạy tang


*

SINH ĐẺ - NUÔI CON



Người đẻ sắp mãn hoài thì múc nước để đẻ cho chóng


Chuyển thai


Người sắp đẻ thì tập đi dóng để chóng đẻ



Chửa con so, dậm chân cho người ngã thì nó chóng khỏi

Người chửa tập gánh để dễ đẻ


Chồng chải đầu để vợ chóng đẻ

Vợ sắp đẻ buộc bùa vào cổ tay để chóng đẻ


Ăn quả chuối chắp để đẻ sinh đôi


Mài mực vợ uống để mau đẻ

Bẻ lá cây đánh giờ cho người đẻ

Đã đẻ rồi thì lấy chầy lăn vào bụng


Bà đỡ móc miệng

Cầm tay dạy con viết chữ

Bắt đỉa để cắn nhọt bọc


Bế con mới đẻ qua cửa buồng


Bỏ tiền để cung long

Buộc yếm rãi cho con

Cho tiền tắm trẻ


Khêu răng trẻ con

Ma tịt (?) đốt lấy vỏ lau mình cho con

Mẹ nhằn hạch cho con


Nhổ dầu vào lưng để đánh [...] cho con

Thầy thuốc thổi đậu mùa


Trẻ con vặn mình thì đốt thừng trâu mà bôi


Tắm cho con khỏi sởi (?)

Vỗ đầu bằng lá khoai

Đào rau để xem cho con khỏi đau

Đầy bụng thì lấy lá trầu không với đũa cả để ép

Đốt rau cho con uống


Đồt giấy phủ mặt người chết đề bôi cho con khỏi ốm

Giết sâu bọ (cho khỏi đau bụng)







(Đang cập nhật)