Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

Hoạ phổ 100 nhân vật trong Kinh kịch

Bách bức Kinh kịch nhân vật đồ 百幅京剧人物 
Hoạ phổ vẽ trên lụa 100 nhân vật trong Kinh kịch 
do hoạ sư cung đình Đồng Trì 同治 (1851-1874)
hiện lưu giữ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan.


Kinh kịch là nghệ thuật hí khúc hay tuồng sân khấu lớn nhất của dân tộc Trung Hoa và được xem là quốc tuý, được khởi xướng ở Bắc Kinh từ thời Thanh, là một trong hơn trăm loại hí kịch địa phương ở Trung Quốc. Kinh kịch là tổng hợp của các loại hình nghệ thuật, ngoài dùng ca vũ diễn dịch và thể hiện các tích truyện văn học và lịch sử, trong đó còn bao quát cả thơ văn, âm nhạc, vũ đạo, võ thuật, mĩ thuật, tạp kĩ, hoạt kê.

Kho tàng Kinh kịch có khoảng 5000 hí khúc. Tiết mục truyền thống có khoảng 1300. Thủ pháp tựu trung trong ba đặc tính: tổng hợp, biểu trưng, và khoa trương.  Các hình thức biểu diễn của Kinh kịch chủ yếu có “tứ công ngũ pháp” được chia thành: Xướng (hát); Niệm (nói); Tố (điệu bộ); Đả (võ thuật); và Thủ, Nhãn, Thân, Pháp, Bộ là các cách thức chuyển động của thân thể (như tư thế, ánh mắt, bộ pháp, chạy nhảy, nhào lộn,…)

Mặt nạ là nghệ thuật đặc sắc trong Kinh kịch gọi là kiểm phổ 脸谱 là phương pháp vẽ hoá trang rất đa dạng để các diễn viên nhập vai, và để khán giả nhận dạng ra tính cách từng nhân vật.  Các nhân vật trong Kinh kịch chủ yếu được chia làm bốn vai lớn: Sinh (vai nam), Đán (vai nữ), Tịnh (vai tà), Sửu (vai hề) và một số vai phụ.










































































































Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét