Thứ Ba, 27 tháng 7, 2021

Xuân Cung Đồ về Cách mạng Văn hoá

Hà Vũ Trọng

"Đạo cụ của đội tuyên truyền" – Ăn uống và chuyện trai gái dưới chế độ chuyên chế cực tả - cái nhân tính này không thể đàn áp được.

Đó là những hàng chữ viết trong bức Xuân Cung Đồ ở trên tiêu biểu của hoạ sĩ Cáo Khoa. Trong khi quyển Mao chủ tịch ngữ lục bìa đỏ cùng với các thứ thực phẩm lăn lóc dưới chân gặp trai gái, họ đang hì hục làm 'công tác tuyên truyền' trên cái trống đại và giữa các đạo cụ. Cô gái ở tư thế bên trên, một tay chống nhấp nhổm, một tay giơ quyển Mao tuyển về phía chân dung Mao Chủ Tịch đang cười híp mắt như thể ông rất khoái chí trước cảnh tượng ‘thiên kinh địa nghĩa’ này. Thật đúng như lời của Khổng Tử: 'Ẩm thực nam nữ, nhân chi đại dục tồn yên' (Ăn uống và chuyện trai gái là cái ham muốn lớn của con người ta). 

Trong hơn một thập kỉ kể từ năm 1966, đã có một cuộc tranh giành quyền lực chính trị, nhưng lại được gọi bằng danh nghĩa “Cách mạng Văn hoá” ở Trung Quốc, mà ngay cả quần chúng cũng hăng hái tham gia. Cả nước tự rơi vào các phong trào chính trị quá khích, lương thực không còn, đất nước kiệt quệ, người dân câm nín. Trong hoàn cảnh đó, họa sĩ Cáo Khoa vẽ những con người sinh tồn mạnh mẽ trong Cách mạng Văn hoá qua thể loại tranh Xuân Cung Hoạ với tinh thần nổi loạn, như một cách phê phán lại cuộc "Đại phê phán". Những tác phẩm này giới thiệu Xuân Cung Hoạ Cách mạng Văn hoá như một loại tranh phong tục và dân gian, đồng thời nhìn lại một phần vào thời kì đen tối ở Trung Quốc, về những thanh niên trí thức và văn nghệ sĩ bị đày về nông thôn. Những tác phẩm này đã được được triển lãm trên khắp quốc gia từ năm 1980. Cáo Khoa cũng có các cuộc triển lãm cá nhân ở Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Hoa Kì, Canada, Bảo tàng Nghệ thuật Trung ương Moscow. Tác phẩm của ông cũng được sưu tầm rộng rãi, như Bảo tàng Anh.

Hoạ sĩ Cáo Khoa 郜科 sinh năm 1956 ở Hợp Phì, tỉnh An Huy. Từng là Hồng Vệ binh và thanh niên trí thức bị đày về nông thôn và có những kinh nghiệm sâu sắc về việc cải tạo. Sau Cách mạng Văn h, Cáo Khoa tốt nghiệp chuyên ngành Trung Quốc hoạ tại Học viện Nghệ thuật Nam Kinh, hiện là Phó hiệu trưởng Học viện Hội hoạ Kim Lăng, và giám đốc Hiệp hội Mĩ thuật tỉnh Giang Tô. Ông cũng là hoạđặc nhiệm của Bảo tàng Nam Kinh, và nhà thư pháp đặc nhiệm của Viện Quốc Hoạ Viện Nghiên cứu Thư pháp Trung Quốc.

Trang thư pháp dưới đây của Cáo Khoa mở đầu lí do cho loạt tác phẩm Văn Cách Xuân Cung Đồ 文革春宫图:

“Cuộc Cách mạng Văn hoá là một thảm họa hiếm thấy trong lịch sử văn minh nhân loại. Thực chất phong trào này không phải là ý thức hệ mà là một cuộc tranh giành quyền lực. Với thời gian trôi qua, nhà cầm quyền đã lợi dụng sự im lặng tập thể để tạo ra chứng mất trí nhớ tập thể. Nhà văn nổi tiếng Ba Kim từng đề xuất thành lập Bảo tàng Cách mạng Văn hoá để cảnh báo cho thế hệ sau. Nhà văn Thiểm Tây nổi tiếng Giả Bình Ao cũng viết tiểu thuyết dựa trên bối cảnh của Cách mạng Văn hoá với mục đích để thế hệ sau không được quên cuộc huỷ diệt văn minh nhân loại này. Tôi đã chọn ghi lại những con người nổi loạn, Hồng Vệ binh, Công Nông Binh và Đội Tuyên truyền vào thời điểm đó dưới hình thức của loại tranh Xuân Cung Hoạ, và có thể coi đây  như một loại bảo tàng về phong tục trên giấy.”- Cáo Khoa


Tạo phản hữu lí” ([Cách mạng vô tội,] tạo phản có lí);  câu khẩu hiệu kích động của Mao kêu gọi tấn công các cấp chính quyền để thay bằng tổ cách mạng văn hoá.


“Để biến một Trung Quốc nông nghiệp lạc hậu thành một Trung Quốc công nghiệp hoá tiên tiến”
“Lao tao thái thịnh phòng trường đoạn” (than thở nhiều cũng không bớt đau lòng); trích thơ Mao Trạch Đông

“Xuân phong dương liễu vạn thiên điều” (Hàng nghìn cây liễu trong gió xuân); trích bài thơ “Tống ôn dịch” của Mao Trạch Đông

Thắng tự nhàn đình tín bộ (Tốt hơn là đi bộ nhàn nhã)

Hạ cấp phục tùng thượng cấp

Thiểu số phục tùng đa số


“Đa thiểu sự, tòng lai cấp, thiên địa chuyển, quang âm bách” (Bao nhiêu việc, nay bức thiết, trời đất quay,  thời gian gấp rút) thơ Quách Mạt Nhược

“Trị sơn trị thuỷ quy hoạch đồ” (Bản đồ quy hoạch trị sơn trị thuỷ)


Cổ túc can kính, lực tranh thượng du” (Dốc toàn lực, phấn đấu lên hàng đầu [và xây dựng chủ nghĩa xã hội nhanh hơn’); khẩu hiệu kì họp lần thứ hai của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc.


“Hồng vũ tuỳ tâm phiên tác lãng” (Mưa đỏ tự dâng cơn sóng lớn);

 thơ Mao Trạch Đông, “Tống Ôn thần”



“Đãi đáo sơn hoa lạn mạn thời” (Tưng bừng đợi khắp sơn khê); thơ Mao Trạch Đông


“Ngã dục nhân chi mộng liêu khuếch” (Tôi mơ được trở về với sông núi bao la của quê hương); thơ Mao Trạch Đông


“Kích tình nhiên thiêu đích xung động tuế nguyệt (Những năm tháng bồng bột cháy bỏng đam mê)

“Đại phê phán”


'Quảng khoát thiên địa' (Trời đất mênh mông)

"Lịch sử"












Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét