Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014

Tranh Shunga của Hoạ Cuồng Lão Nhân Hokusai

Hà Vũ Trọng

Vào thời điểm Katsushika Hokusai 葛飾 北斎 (1760–1849) bước vào thế giới của thể tranh Phù thế (Ukiyo-e) làm đồ đệ của Kachikawa Shunsho vào tuổi 18, thì thể loại tranh mĩ nhân của Kiyonaga và Utamaro đã lên tới tuyệt đỉnh vinh quang. Sau khi Shunsho qua đời năm 1793, Hokusai bắt đầu khám phá những phong cách nghệ thuật khác, bao gồm việc hấp thu những phong cách châu Âu qua những tranh khắc đồng của Pháp và Hoà Lan. Là hoạ sĩ sinh ra ở Edo (nay là Tokyo) và sống trong thời đại Edo, ông chịu ảnh hưởng của các hoạ sĩ như Sesshu (Tuyết Chu) và những phong cách khác của hội hoạ Trung Quốc.

Vào tuổi 51, Hokusai bước vào thời kì sáng tạo thể loại Hokusai manga 北斎漫画 và những cẩm nang hội hoạ. Hoạ tập manga đầu tiên của Hokusai phát hành năm 1814, gồm những phác thảo hoặc những biếm hoạ, cùng với 12 tập manga bao gồm hàng ngàn những bản vẽ về động vật, nhân vật tông giáo, và sinh hoạt hàng ngày của đủ mọi hạng người, những tác phầm này thường mang tính hài hước và rất phổ biến đương thời. Chính những manga của Hokusai mở đường tiên phong cho hình thức truyện tranh hiện đại.

Hokusai có một sự nghiệp lâu dài, nhưng phần lớn tác phẩm quan trọng của ông sáng tạo vào sau tuổi lục tuần. Chính vào những năm 1820, Hokusai đã đạt tới tuyệt đỉnh sự nghiệp. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là loạt tranh mộc bản Ba mươi sáu cảnh núi Phú sĩ (1831), gồm bức Sóng lừng ngoài khơi Kanagawanổi tiếng được sáng tác trong thời kì này. Và những loạt tranh khác như 56 trạm Tokaido (1806), Ngoạn cảnh thác nước của tỉnh…  Tranh Phù thế của ông chuyển hoá hình thức nghệ thuật từ một phong cách vẽ chân dung những kĩ nữ và đào kép nổi tiếng trong thời Edo sang một phong cách rộng rãi đa dạng hơn, và tập trung vào những phong cảnh, cây cối, và động vật.

Thời kì cuối đời, Hokusai lấy nghệ danh là "Hoạ cuồng Lão nhân Vạn bút" (Gakyō Rōjin Manji). Chính thời gian này ông đã sang tác một loạt tranh quan trọng khác, Một trăm cảnh núi Phú sĩ. Trong lời hậu từ cho bộ tranh kiệt tác này, Hokusai viết: "Từ khi lên sáu, tôi có thói quen phác hoạ trực tiếp từ đời sống. Tôi đã trở thành hoạ sĩ, và từ tuổi 50 trở đi, bắt đầu tạo ra những tác phẩm có được tiếng tăm nào đó, nhưng chẳng có gì làm trước tuổi 70 là đáng chú ý. Vào tuổi 73, tôi bắt đầu nắm bắt được những cấu tạo của loài chim và muông thú, côn trùng và cá, và cách thức cây cối tăng trưởng. Nếu tiếp tục cố gắng, chắc tôi sẽ hiểu chúng rành hơn vào thời điểm tôi 86, vì thế vào tuổi 90, tôi sẽ thâm nhập được vào tính cốt yếu của sự vật. Vào tuổi 100, tôi sẽ có được sự hiểu biết cực kì tuyệt vời về sự vật, trong khi ở tuổi 130 và 140, hoặc hơn nữa, tôi sẽ đạt tới giai đoạn mà mọi nét điểm và mọi nét chấm phá sẽ thực sống động. Nguyện xin Trời đất ban tuổi thọ, và cho tôi cơ hội để chứng tỏ điều này không phải là hoang ngôn."

Năm 1839, một tai hoạ kéo theo một trận hoả hoạn đã phá huỷ xưởng hoạ của Hokusai và phần lớn tác phẩm của ông. Vào thời gian này, sự nghiệp của ông bắt đầu lu mờ, trong khi đó, những hoạ sĩ trẻ hơn như Ando Hiroshighe bắt đầu ngày càng nổi tiếng. Nhưng Hokusai không bao giờ ngừng vẽ, và ông hoàn tất tác phẩm Uyên ương trong dòng nước vào tuổi 87.

Hokusai không ngừng sáng tạo nên những tác phẩm ngày càng tuyệt vời hơn, bên giường lâm chung, ông than thở, "Giá như Trời cho tôi chỉ mười năm nữa thôi… hay chỉ năm năm nữa thôi, lúc ấy tôi sẽ trở thành một hoạ sĩ thực thụ." Ông qua đời vào ngày 10 tháng 5.1848, và được chôn cất tại Thanh kính tự (Seikyō-ji) ở Tokyo.   

Một linh hồn tự do

Bay lượn trong không trung

Trên bình nguyên mùa hạ.

 Đó là bài thơ haiku mà Hokusai đề trên bức tranh của Eisen vào lễ sinh nhật thứ 70 của ông. Bài thơ thấm đượm tinh thần tự do sáng tạo nghệ thuật của Hokusai cho tới khi ông qua đời; bài thơ này được đọc trong tang lễ và được khắc trên bia mộ ông. Hokusai là bậc hoạ sư của các hoạ sĩ trong thời đại của ông, người sáng tạo ra cái đẹp đầy sức quyến rủ. Tác phẩm của ông đạt được tiếng tăm rộng rãi và để lại ảnh hưởng lâu dài đối với nghệ thuật thế giới.

* 

Thể loại shunga hay xuân hoạ là một mảng quan trọng trong sự nghiệp của Hokusai cũng như trong thế giới tranh Phù thế. Dưới đây là những bức điển hỉnh rút từ các hoạ tập shunga của Hokusai.  

Hai bức dưới đây từ hoạ tập Tsumagasane  (Những lớp váy chồng chéo).




*

Những bức dưới đây rút từ hoạ tập Kinoe no komatsu (Những cây thông non hay Tiều tuỵ vì tình), 1814

Viết lên của quý. 

Người đàn ông dùng một loại đồ chơi tính dục gọi là higozuiki, một cuống dây khoai sọ khô quấn quanh dương vật để gia tăng lạc thú cho người đàn bà.

Hai người đàn bà đồng tính đang giao hoan trong khi một người mang dương vật giả

Những đường nét nhàu gãy gọn của lớp áo lót trên bụng người đàn bà là lối vẽ đặc trưng của Hokusai.

Giấc mơ của nữ ngư phủ hay Cô thợ lặn với bạch tuộc
Đây là bức shunga nổi tiếng nhất của Hokusai, con bạch tuộc lớn đang khẩu giao (cunnilingus) với một cô thợ lặn bào ngư, trong khi bạch tuộc con thì đang nút miệng cô và dùng xúc tu mơn trớn núm vú cô.

Những bức dưới dây rút từ hoạ tập shunga Phúc thọ thảo (Fukujuso), sáng tác khoảng 1814-1817

Hình tượng có tỉ lệ lớn, và cách sắp đặt táo bạo trên mặt tranh cùng sự tương phản giữa hình thể tròn trịa và khoả thân hoàn toàn với đường nét y phục nhàu gãy gọn. Những câu văn viết trên tranh cho biết người đàn bà phàn nàn với người yêu đang làm chuyện dơ dáy. Người đàn ông đáp: "Sao em gọi là 'dơ dáy'? Anh cũng từ chỗ này mà chui ra"


Từ thế giới của những người tình cuồng nhiệt, Hokusai chuyển sang một cảnh gần như hài kịchđây là bức số 7 trong hoạ tập Phúc thọ thảo (Fukujuso), miêu tả một cảnh hiếp dâm vụng về và buồn cười của một người giúp việc ở nhà tắm công cộng, một cô gái mà hắn khao khát từ lâu. Để ý đồng tiền giắt vào tai hắn theo tập quán của những người giúp việc không có hầu bao.

*

Những bức dưới đây trích từ hoạ tập Manpuku Wagojin/Vạn phúc hoà hợp thần, thực hiện vào khoảng 1821, thuộc bộ tranh shunga nổi tiếng nhất của Hokusai. Không giống như những hoạ tập hoa tình vốn tập trung vào những khu vui chơi lạc thú, hoạ tập Vạn phúc hoà hợp thần là một ví dụ cho thể loại tranh hoa tình, miêu tả những câu chuyện về những những người đàn ông và đàn bà bình thường.     


Trang đầu tiên của hoạ tập miêu tả chân dung "thằng Cu cái Hĩm" tượng trưng cho thần Vạn phúc và Giao hợp, hai vị thần nam nữ, một tiên nhân và một tiên nga, tóc rối bù sống trong thâm sơn cùng cốc, cạnh một cái ao. "Những vị thần của sơn cốc"--sơn và cốc ám chỉ hai bộ phận sinh dục--ở đây được nhân cách hoá thành hình tượng dương vật và âm hộ. Việc giao hợp nam nữ là kết quả, nguồn gốc thực sự của vạn phúc.  


Một cảnh khôi hài với một cặp tình nhân đang xem cặp chuột nhắt giao cấu. 


Cảnh một cô gái điếm phục vụ khách ngay tại một góc phố, mông của họ ngược hướng với cặp chó đang giao cấu.


 Cảnh cô con gái vụng trộm với cậu đầy tớ bị cha mẹ bắt gặp


Một thiếu nữ thủ dâm trong khi nhìn trộm một cặp đang làm tình


Cảnh gây ấn tượng về người đàn ông mang một dụng cụ tính dục để tăng sự cực khoái cho người đàn bà.


  
Cảnh một cô gái điếm đang ở giai đoạn "phấn thải hương thừa". Vì thất thế phải đứng đường, ở đây cho thấy cô đang nằm trên mặt đất, hai chân vẫn còn dạng ra sau một vụ cưỡng hiếp tập thể.   

Ở phía sau là một kĩ nữ đang nghỉ mệt, trong khi một khách hàng vẫn chưa thoả mãn và đang giao hợp với đồng nghiệp của cô ở phòng bên cạnh. 


 Một người đàn bà khuôn mặt hiện vẻ đang sắp tới hồi cực khoái với vòng tay ôm thật chặt.

Hai người phu khiêng kiệu đang cưỡng hiếp một kĩ nữ.


Cặp tình nhân đang hưởng lạc dưới lớp chăn dầy, người đàn bà một tay cầm khăn giấy.


Cảnh thú vị miêu tả một cặp giao hoan trong một tư thế hiếm thấy, người đàn bà đặt hai bàn chân lên ngực người đàn ông. Trong khi ở đằng sau, một người đàn bà đang dòm lén từ một căn phòng khác, một tay ở trong lớp đồ lót, tay kia cầm khăn giấy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét