Sau gần 25 năm sống, vẽ và dạy ở Việt Nam cùng với thành tựu rực rỡ trong việc cách tân sơn mài mĩ nghệ truyền thống Đông Á trở thành một phương tiện biểu hiện mới trong nghệ thuật hiện đại, năm 1945, nữ hoạ sĩ Alix Aymé trở về với cộng đồng Pháp.
Năm 1948, một tu viện ở Normandy đặt bà làm bộ tranh sơn mài NGẮM ĐÀNG THÁNH GIÁ (Le Chemin de la Croix) cho nhà nguyện. Thoạt đầu bà từ chối, lấy cớ không phải là người công giáo thuần thành, đã li dị và vẫn còn mang nỗi đau mất đứa con trai. Nhưng các nữ tu của dòng truyền giáo Đức Mẹ Giải thoát (Notre-Dame de la Délivrance) đã ráng thuyết phục và rồi bà nhận lời thực hiện bộ tranh để hài hoà với phong cách trang trí hiện đại cho nhà nguyện của tu viện Notre-Dame-de-Fidélité (ở thị trấn Douvres-la-Délivrande).
Khi nhận làm bộ tranh này, mất hơn một năm, Alix Aymé đã xem công việc này là sự chiêm ngắm thương khó và cũng là cách để tang cho người con trai Michel 19 tuổi chết bi thảm (do Việt Minh giết trong cuộc bạo loạn bài trừ người Pháp sau khi Nhật đầu hàng); phong cách của bà cũng có thay đổi và dường như mang sắc thái Biểu hiện. Thực ra, trước đó Aymé đã vẽ nhiều tranh đề tài tâm linh Kitô Giáo với các thể loại như sơn mài, lụa, sơn dầu, tempera....
14 bức tranh sơn mài, mỗi bức được trình bày theo hình thập giá dựa theo suy niệm từ ý bài thơ xuôi 'Chemin de Croix' của Paul Claudel.
Năm 2010 bộ tranh NGẮM ĐÀNG THÁNH GIÁ của Alix Aymé này đã được chính phủ
Pháp công nhận là Di tích Lịch sử (Monument Historique), cũng như trước đó,
công trình bích hoạ lớn (hơn 100m2) do Aymé vẽ trang trí cho hoàng cung Lào ở
Luang Prabang vào năm 1930, đã trở thành Bảo vật Quốc gia.
04 Ðức Mẹ gặp Chúa Giêsu vác Thánh Giá
05 Ông Simon vác cây Thánh Giá
06 Bà Veronica trao khăn cho Chúa Giêsu lọt mặt
07 Ðức Chúa Giêsu Ngã xuống đất lần thứ hai
08 Chúa Giêsu đứng lại yên ủi con thành
Giêsusalem
10 Quân dữ lột áo Chúa Giêsu
11 Quân dữ đóng đanh Ðức Chúa Giêsu
12 Chúa Giêsu sinh thì trên Thánh Giá
13 Tháo đanh Chúa Giêsu xuống mà phó ở tay Ðức
Mẹ
14 Táng xác Chúa Giêsu trong hang đá
*Ảnh chụp của Pascal-Jean Rebillat lấy từ trang Di sản Văn hoá Pháp: http://patrimoine-de-france.com/; tuy vẫn còn thiếu bức số 9, và chất lượng chụp tiếc rằng không được tốt lắm do thiếu kĩ thuật về ánh sáng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét